Bài viết

Uống sữa đậu nành có tốt không? Công dụng đáng ngạc nhiên của sữa đậu nành

17/04/2023 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

 

Sữa đậu nành là một loại sữa hạt rất phổ biến, nó được xem là một trong những thức uống bổ sung nhiều dưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày. Sữa đậu nành được ưa chuộng không chỉ với hương vị thơm ngon mà còn với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Vậy uống sữa đậu nành có tốt không? Cùng AIA Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết sau nhé!

Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành

 

Sữa đậu nành được chế biến từ hạt đậu nành, trong một cốc sữa đậu nành 250ml sẽ gồm có:

  • Carbohydrate: 8 gram

  • Chất đạm: 7 gram

  • Đường: 6 gram

  • Chất béo: 4 gram

  • Chất xơ: 1 gram

  • Vitamin A

  • Vitamin B

  • Kali (Potassium)

  • Canxi

  • Retinol

  • Folat

  • Ccholin

 

Lợi ích sức khỏe của sữa đậu nành

 

Theo Viện Dinh Dưỡng, các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong sữa đậu nành mang lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Sữa đậu nành là thức uống giúp ngăn ngừa mệt mỏi, tăng cường sức khỏe não bộ, tim mạch và bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành rất phong phú, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ em và ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi. Phytoestrogen có trong đậu nành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nếu béo phì gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe, thì việc uống sữa đậu nành nguyên chất hoặc sữa đậu nành ít đường có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Các acid béo không bão hòa đơn trong đậu nành có khả năng ức chế sự hấp thụ chất béo và ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, giúp bạn giảm cân nhanh chóng.

Sữa đậu nành giúp ngăn ngừa mệt mỏi

Vitamin B có trong sữa đậu nành rất quan trọng để giúp cơ thể bạn duy trì các tế bào thần kinh và DNA. Chúng cũng giúp bạn tránh một số dạng thiếu máu, có thể ngăn ngừa mệt mỏi và uể oải. 

Ngoài ra, sữa đậu nành cũng có hàm lượng protein cao. Protein trong sữa đậu nành lành mạnh, có nguồn gốc từ thực vật và có thể giúp hỗ trợ các cơ và cơ quan khỏe mạnh.

 

Tăng cường sức khỏe não bộ

 

Sữa đậu nành rất giàu axit béo omega-3, đây là chất béo “lành mạnh” mà cơ thể bạn không thể tự hình thành. Axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Sữa đậu nành vẫn đang được nghiên cứu về tác dụng của nó đối với các bệnh này, nhưng nói chung đậu nành là một trong những nguồn axit béo omega-3 phi động vật tốt nhất.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

 

Sữa đậu nành cũng có thể giúp hỗ trợ hệ thống tim mạch của bạn. Sữa đậu nành là một nguồn kali tuyệt vời, chất này có liên quan sâu sắc đến việc duy trì huyết áp và nhịp tim đều đặn. Hơn nữa, sữa đậu nành có liên quan đến việc giảm mức cholesterol, đặc biệt là ở những người có lượng cholesterol cao.

Xem thêm: Uống chanh mật ong có tác dụng gì? 7 lợi ích khi dùng mỗi ngày

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

 

Sữa đậu nành có chứa isoflavone, là một loại chất được gọi là “phytoestrogen”. Những isoflavone này phản ứng trong cơ thể giống như một dạng estrogen yếu. Do đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như nóng trong người, cơ thể khó chịu…

 

Bổ sung dinh dưỡng

Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn. Nó không có casein, một protein của sữa bò có thể tạo ra histamin và tăng sản xuất chất nhầy trong cơ thể. Vậy nên, những ai bị phản ứng với lactose hay ăn thuần chay thì đây là thức uống rất phù hợp bổ sung dinh dưỡng.

Ngoài ra, sữa đậu nành có chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể bạn có thêm đa dạng chất dinh dưỡng khi sử dụng loại thức uống này.

 

Những điều cần chú ý khi sử dụng sữa đậu nành

Mặc dù isoflavone trong đậu nành có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh nhưng chúng cũng có thể có những tác động tiêu cực. Cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone có liên quan đến việc giảm chức năng tuyến giáp. Bởi những isoflavone này có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác và cần có thêm những nghiên cứu khác để có thể kết luận vấn đề này. 

Bất cứ ai bị dị ứng với các sản phẩm đậu nành nên tránh uống sữa đậu nành. Tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn sữa đậu nành nếu bạn bị dị ứng hay có dấu hiệu dị ứng với đậu nành.

Không nên uống quá nhiều: Việc uống quá nhiều sữa đậu nành có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, và thậm chí là tiêu chảy.

Tránh dùng cùng với đường đỏ: Khi kết hợp đường đỏ với sữa đậu nành, sẽ tạo ra chất kết tủa có hại cho sức khỏe. Chất kết tủa này còn có thể phá hủy các thành phần dinh dưỡng quan trọng của sữa đậu nành.

Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: Sữa đậu nành chứa các chất có thể làm bong lớp cặn bám bên trong bình giữ nhiệt. Bạn có thể bảo quản sữa đậu nành ở nhiệt độ thường và sử dụng trong vòng 3 tiếng. Sau 3-4 tiếng, sữa đậu nành có thể biến chất và chua.

Người có thể chất suy hàn nên cẩn trọng khi sử dụng: Hàm lượng Purine trong sữa đậu nành khá cao, khiến sữa có tính hàn. Vì vậy, người có thể chất suy hàn nên hạn chế sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống sữa đậu nành.

Không nên ăn cam, quýt trong vòng 1 tiếng trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành: Các acid và vitamin trong cam, quýt khi gặp protein trong sữa đậu nành có thể tạo thành khối ở ruột non, gây đầy bụng, đau bụng, và tiêu chảy.

Cách chế biến sữa đậu nành

 

Bạn có thể tìm thấy sữa đậu nành ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm hoặc cửa hàng tiện lợi với nhiều thương hiệu khác nhau. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tự làm sữa đậu nành tại nhà vô cùng đơn giản.

  • Đầu tiên, ngâm 2kg đậu nành trong nước qua đêm. Sau đó đãi sạch vỏ những hạt đậu này và rửa sạch với nước.

  • Tiếp theo, đem đậu nành đã ngâm xay với nước theo tỉ lệ 1:1 và dùng một chiếc túi vải để lọc sạch bã của đậu nành.

  • Sau đó đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Nếu thích, bạn có thể thêm một chút muối hoặc đường cho vừa miệng. 

  • Khi bạn ninh đậu nành xong, bạn lọc hỗn hợp qua vải thưa để loại bỏ hoàn toàn cặn để sữa sánh mịn hơn nhé! Bạn có thể bảo quản sữa đậu nành trong tối đa một tuần - bằng khoảng thời gian sữa bò để được.

Tuy nhiên, nếu bạn nấu bằng máy nấu sữa hạt sẽ tiện dụng và tiết kiệm thời gian hơn. Bạn chỉ cần cho đậu nành đã ngâm vào máy cùng với nước theo tỉ lệ 1:1 và chờ đợi thành phẩm chỉ trong 10-20 phút tùy từng loại máy khác nhau.

Sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng, đem lại những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức khỏe não bộ, tim mạch và ngăn ngừa mệt mỏi… Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng loại sữa này nếu bạn bị dị ứng với các thành phần của hạt đậu nành nhé!

Xem thêm: Công dụng chữa "bách bệnh" từ nước lá ổi có thể bạn chưa biết

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ