Bài viết

Vitamin K có tác dụng gì? Hướng dẫn bổ sung vitamin K đúng cách cho cơ thể

04/12/2024 dot 6 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Vitamin K là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi bệnh tật. Bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin K cho cơ thể thông qua việc ăn uống hàng ngày. Vậy thực sự vitamin K gì và vitamin K có tác dụng gì? Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu nhé!

1. Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo. Đây là một nhóm các hợp chất, trong đó quan trọng nhất là vitamin K1 và vitamin K2. Vitamin K1 có nhiều các loại rau lá màu xanh đậm, trong khi đó vitamin K2 được tìm thấy nhiều trong các loại thịt, phomai và trứng.

Vitamin K có vai trò giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh như bệnh gan, máu không đông, loãng xương, sỏi thận, bệnh tụy, mật…

Vitamin K là gì?

2. Vitamin K có tác dụng gì đối với sức khỏe

Vitamin K có tác dụng gì đối với sức khỏe? Những tác dụng của vitamin K có thể kể đến như: chống loãng xương, ngăn ngừa xuất huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin…

2.1 Phòng ngừa bệnh loãng xương

Vitamin K giúp kích hoạt các protein liên quan tới quá trình tạo xương của cơ thể, từ đó giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. 

Những người không bổ sung đầy đủ vitamin K thường có mật độ khoáng xương thấp hơn và có nguy cơ gãy xương cao hơn những người bổ sung đầy đủ loại vitamin này. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe xương và phòng ngừa bệnh loãng xương, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin K thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

2.2 Ngăn ngừa tình trạng xuất huyết ở trẻ em

Trẻ sơ sinh nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin K có thể bị xuất huyết. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ uống các loại thuốc như thuốc chống đông máu phenytoin, thuốc chống đông máu coumarin hoặc kháng sinh cephalosporin thì khả năng trẻ mắc bệnh xuất huyết sẽ tăng lên, vì vậy cần bổ sung vitamin K cho bé đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng này. 

2.3 Cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường

Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ chế độ ăn giàu vitamin K có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và nhạy cảm hơn với insulin so với những người tiêu thụ ít vitamin K.

Vitamin K có tác dụng gì với bệnh nhân đái tháo đường?

2.4 Ngăn ngừa quá trình vôi hóa mạch máu

Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu, việc bổ sung vitamin K sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng vôi hóa mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung nhiều vitamin K trong chế độ ăn uống có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm vôi hóa mạch vành. 

2.5 Giảm nguy cơ đột quỵ

Vitamin K góp phần giảm nguy cơ đột quỵ thông qua việc ổn định huyết áp. Tình trạng dày lên và cứng lại của động mạch khiến huyết áp tăng cao, việc bổ sung vitamin K sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này, từ đó làm giảm nguy cơ bị đột quỵ. 

2.6 Cải thiện trí nhớ

Những bệnh nhân cao tuổi tiêu thụ lượng vitamin K cao hơn cũng có trí nhớ tốt hơn, nhận thức tốt hơn và ít rối loạn hành vi hơn so với những người tiêu thụ lượng vitamin K thấp hơn.

Vitamin K có tác dụng cải thiện trí nhớ

2.7 Ngăn ngừa phát triển ung thư

Vitamin K được chứng minh khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở các bệnh nhân xơ gan và giảm tái phát ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân sau điều trị căn bệnh này. 

2.8 Ổn định thời gian đông máu của Warfarin

Vitamin K có thể có tương tác nghiêm trọng và có khả năng gây nguy hiểm với những người đang sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin) cũng như phenprocoumon, acenocoumarol và tioclomarol. 

Khi sử dụng các loại thuốc này cùng lúc với vitamin K có thể làm ảnh hưởng đến khả năng làm đông máu. Những người dùng warfarin và các thuốc chống đông máu tương tự cần duy trì lượng vitamin K hấp thụ ổn định từ thực phẩm và chất bổ sung thay vì tăng đột ngột để tránh làm giảm tác dụng chống đông máu.

3. Nguồn cung cấp/thực phẩm chứa nhiều Vitamin K

Vitamin K có rất nhiều trong các loại thực phẩm xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể dễ dàng bổ sung vitamin K thông qua các bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu vitamin K nhất:

  • Các loại rau giàu vitamin K: rau cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, bắp cải, mùi tây, măng tây, súp lơ, cần tây, xà lách, đinh hương

  • Những loại thịt giàu vitamin K: gan bò, thịt lợn, thịt gà, pate gan ngỗng, thịt xông khói, thịt bò xay, gan lợn, ức vịt, thận bò, gan gà

  • Những thực phẩm từ sữa và trứng giàu vitamin K: phô mai cứng,  phô mai mềm, phô mai xanh, lòng đỏ trứng, bơ

  • Những loại trái cây giàu vitamin K: mận khô, kiwi, quả bơ, quả mâm xôi, quả việt quất, lựu, quả sung khô, nho

  • Những loại hạt và các loại đậu chứa nhiều vitamin K: đậu xanh, đậu nành, hạt điều, đậu thận đỏ,hạt phỉ, hạt thông, hồ đào, quả óc chó

Các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin K

4. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt vitamin K

Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đang thiếu hụt vitamin K:

  • Dễ bị thâm tím và chảy máu vùng niêm mạc (như chảy máu cam, rong kinh, xuất huyết tiêu hoá, huyết niệu)

  • Ở trẻ sơ sinh: trẻ bị xuất huyết muộn với các triệu chứng như vàng da, chảy máu, rỉ máu từ vết mổ, lợi, mũi, niêm mạc tiêu hoá…

5. Sử dụng vitamin K đúng cách hiệu quả

Liều dùng vitamin K dành cho người lớn:

  • Người cần bổ sung vitamin K do suy dinh dưỡng: Uống 10-40 mg/ngày.

  • Người gặp vấn đề về đông máu: có thể uống đến 5 mg.

  • Người muốn bổ sung dinh dưỡng: Nam giới 120 mcg/ngày; Nữ uống 90 mcg/ngày.

Liều dùng vitamin K cho trẻ em:

  • Trẻ từ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 2 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 2.5 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 1-3 tuổi, bạn cho trẻ uống 30 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 4-8 tuổi, bạn cho trẻ uống 55 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 9-13 tuổi, bạn cho trẻ uống 60 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 14-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 75 mcg mỗi ngày.

Đây là liều dùng tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đúng liều lượng phù hợp nhất với tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Liều dùng vitamin K cho từng độ tuổi

6. Lưu ý sử dụng và các tác dụng phụ của Vitamin K

Dù là một loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc liều lượng không phù hợp, bạn vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ như vàng da, chán ăn, xanh xao, khó thở, phát ban, buồn nôn, stress, cáu gắt… 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sử dụng vitamin K, bạn cũng cần kiểm tra mình có mắc các bệnh như rối loạn đông máu, gan, thận, đái tháo đường hoặc đang mang thai hay không.

Trong quá trình sử dụng vitamin K, nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, AIA Việt Nam đã giúp bạn hiểu được vitamin k có tác dụng gì cũng như các loại thực phẩm giàu vitamin K, cách sử dụng vitamin K đúng và đủ nhất. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm thật nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình nhé!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/nhung-thuc-pham-giau-vitamin-k-vi

  2. https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7071387

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.