Chăm sóc khách hàng là các hoạt động phục vụ khách hàng khi sử dụng sản phẩm
2. Tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp lên nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Các sản phẩm hiện nay vừa cạnh tranh về giá cả, mẫu mã vừa cạnh tranh về mặt chăm sóc khách hàng.
Theo một nghiên cứu của HubSpot, 93% khách hàng sẵn sàng quay lại với doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc tốt, giải đáp tận tình. Nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn cho một sản phẩm nếu doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc tốt.
Bên cạnh đó, chăm sóc khách hàng tốt còn làm giảm chi phí cho hoạt động marketing vì chi phí để giữ chân khách hàng cũ còn ít hơn so với tìm kiếm các data hay khách hàng mới. Theo Harvard Business Review, chi phí để có khách hàng mới cao gấp 5 - 25 lần so với giữ chân khách hàng hiện tại.
Chăm sóc khách hàng không chỉ là trách nhiệm của riêng bộ phận mà cần phải được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc bởi toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Việc này không chỉ nâng cao sự hài lòng của khách hàng mà còn củng cố lòng trung thành, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
3. Vai trò của nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng (CSKH) chịu trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Họ cũng ghi lại phản hồi từ khách hàng để các bộ phận liên quan có thể cải thiện chất lượng dịch vụ. Công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng gồm có:
Trả lời câu hỏi: Nhân viên CSKH cần có kiến thức chuyên môn vững chắc để giải đáp thắc mắc của khách hàng, đảm bảo họ có trải nghiệm tích cực.
Xử lý đơn hàng: Khách hàng có thể liên hệ để đặt mua hoặc đổi trả sản phẩm, và nhân viên CSKH phải xử lý các yêu cầu này kịp thời.
Khắc phục sự cố: Nhân viên CSKH trực tiếp hỗ trợ các sự cố đơn giản; nếu không giải quyết được, họ sẽ phối hợp với các bộ phận để khắc phục.
Cung cấp thông tin dịch vụ mới: Khi doanh nghiệp có chương trình hoặc dịch vụ mới, nhân viên CSKH sẽ cần tiến hành thông báo cho khách hàng.
Giải quyết khiếu nại: Họ xử lý các vấn đề liên quan đến sự không hài lòng của khách hàng bằng cách lắng nghe và giao tiếp hiệu quả.
Thu thập phản hồi: Nhân viên ghi nhận phản hồi từ khách hàng, sau đó phân tích cùng với bộ phận tiếp thị để cải thiện chiến lược marketing.
Trả lời đánh giá trực tuyến: Họ cần xử lý khéo léo những đánh giá tiêu cực trên các trang mạng xã hội để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Liên hệ chủ động với khách hàng: Nhân viên thông báo các chương trình khuyến mãi vào dịp lễ Tết hay Giáng sinh đến khách hàng.