Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.
Thẻ ghi nợ có đầy đủ những tính năng mà một thẻ ATM có, bao gồm rút tiền mặt tại cây ATM, chuyển khoản qua ATM, xem số dư, truy xuất sao kê tài khoản ngân hàng, thanh toán với máy POS,... Vậy nên thẻ ghi nợ là thẻ ATM.
Đặc điểm cơ bản của thẻ ghi nợ gồm có:
Số thẻ ghi nợ: Dãy 16 chữ số được in trên mặt trước/mặt sau của thẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thẻ ngân hàng không in số thẻ trên thẻ.
Tên chủ thẻ: Được in trên mặt trước/mặt sau của thẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thẻ ngân hàng không in tên chủ sở hữu trên thẻ.
Thời gian hiệu lực thẻ: Được in trên mặt trước/mặt sau của thẻ. Thông thường thời gian sử dụng thẻ tối đa là 5 - 10 năm, tùy theo quy định từng ngân hàng.Khi thẻ hết hạn, chủ thẻ phải đến trực tiếp ngân hàng gia hạn thẻ để tiếp tục sử dụng.
Mã số bảo mật: Dãy 3 chữ số được in mặt sau của thẻ ghi nợ quốc tế. Tùy vào thương hiệu thẻ, mã số này sẽ có tCụ thể, Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, thẻ ghi nợ được định nghĩa như sau:
Tên gọi khác nhau: CVV, CVC, CAV, CID,...
Dòng chữ "Debit"/"Debit Card" được in trên mặt trước của thẻ ghi nợ.
Thẻ ghi nợ hoạt động như thế nào?
Để sử dụng thẻ ghi nợ, bạn cần có một tài khoản ngân hàng tại ngân hàng cấp thẻ và kích hoạt chức năng thanh toán bằng thẻ. Thẻ ghi nợ sẽ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Và số tiền bạn được chi tiêu không vượt quá số tiền bạn có trong tài khoản. Bạn cần nạp tiền vào tài khoản để có thể dùng thẻ ghi nợ để thanh toán.
Mỗi lần giao dịch, số tiền sẽ được trừ tự động từ tài khoản của bạn và bạn sẽ nhận được thông báo qua SMS hoặc thông báo biến động số dư trên tài khoản. Bạn cần đảm bảo rằng số dư trong tài khoản của bạn đủ để thực hiện giao dịch, nếu không bạn sẽ bị từ chối hoặc phải trả phí quá hạn.