Bài viết

Lợi ích và cách thực hiện tư thế lạc đà trong yoga

1/12/2024 dot 5 phút đọc
Y học thường thức

Một trong những động tác giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của cơ thể dành cho người mới bắt đầu tập yoga chính là tư thế lạc đà. Vậy tư thế con lạc đà là gì và cách thực hiện như thế nào? Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu về động tác yoga này trong bài sau. 

Tìm hiểu về tư thế con lạc đà trong yoga

Tư thế con lạc đà, hay còn gọi là Camel Pose (Ustrasana), là một tư thế yoga phổ biến với khả năng uốn cong lưng mạnh mẽ. Đây là một trong những tư thế cơ bản trong yoga dành cho cả người mới bắt đầu và những người có kinh nghiệm.

Tư thế lạc đà sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp và xương khớp, cũng như tính linh hoạt cho cơ thể. Hiệu quả của bài tập yoga này được đánh giá cao như những tư thế nổi tiếng khác.

Tư thế con lạc đà là tư thế yoga cơ bản

Sự khác biệt giữa tư thế con lạc đà với tư thế bánh xe

Tác dụng của tư thế lạc đà không kém gì tư thế bánh xe. Tuy nhiên, tư thế lạc đà là động tác uốn lưng đơn giản, giúp kéo căng cột sống mà không cần nâng đỡ trọng lượng cơ thể bằng cánh tay thì tư thế bánh xe lại cần sự linh hoạt từ cả cánh tay và vai. Do đó, tư thế bánh xe phù hợp với người đã có kinh nghiệm còn tư thế lạc đà lại phù hợp với cả người chưa có và đã có kinh nghiệm. 

Lợi ích của tư thế con lạc đà đối với sức khỏe

Tư thế lạc đà, hay còn gọi là Ustrasana trong yoga, không chỉ mang lại sự dẻo dai cho cơ thể mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: 

Cải thiện tiêu hóa

Tập tư thế lạc đà  thường xuyên giúp giảm triệu chứng khó chịu như ợ chua, đầy bụng và khó tiêu. Tập luyện đều đặn còn hỗ trợ giảm cảm giác thèm ăn vặt, kích thích sự ngon miệng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Giảm đau và cải thiện sức khỏe cột sống

Tư thế con lạc đà giúp kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cột sống. Việc uốn lưng ra sau giúp giảm đau lưng dưới và tăng cường độ linh hoạt của cột sống, từ đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp, cải thiện dáng đi, đứng.

Tư thế con lạc đà giúp cải thiện cột sống, giảm đau vùng thắt lưng

Tăng sức mạnh và giảm đau vùng thắt lưng

Động tác yoga con lạc đà không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở lưng mà còn hỗ trợ trong việc giảm đau vùng thắt lưng, đặc biệt là đối với những người thường xuyên ngồi nhiều. 

Giảm đau bụng kinh

Trong kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thường gặp các vấn đề như đau lưng, đau bụng và mệt mỏi. Việc thực hiện tư thế con lạc đà giúp kích thích các cơ quan nội tạng vùng bụng, tăng lưu thông máu và giảm cảm giác khó chịu. 

Giảm mỡ thừa và săn chắc cơ thể

Tư thế con lạc đà trong yoga giúp giảm mỡ thừa, đặc biệt ở vùng đùi và bụng - khu vực dễ tích tụ chất béo, kém săn chắc. Khi thực hiện tư thế này, các cơ bụng và đùi được kéo căng, tăng cường hiệu quả đốt cháy mỡ thừa.

Tư thế con lạc đà giúp giảm mỡ thừa ở vùng bụng

Tốt cho sức khỏe tiết niệu và nội tạng

Tư thế con lạc đà trong yoga giúp cải thiện hiệu quả các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiết niệu và nhiều bệnh khác như tiểu đường, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh tuyến giáp và viêm cột sống.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tư thế con lạc đà cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch,... thông qua việc kéo căng cơ ngực. 

Hướng dẫn cách thực hiện tư thế con lạc đà

Tư thế con lạc đà rất dễ thực hiện nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Vì khi tập sai động tác sẽ khiến cơ thể bạn đau nhức, thậm chí là dẫn đến chấn thương. Dưới đây là cách tập yoga tư thế lạc đà chi tiết:

  • Bước 1: Trải thảm yoga sau đó ngồi xuống, đặt mông trên gót chân và hít thở đều.

  • Bước 2: Nghiêng mình sang phải, dùng tay phải chạm bàn chân phải, sau đó làm tương tự với bên trái. Ngửa đầu ra sau và thở ra. Nếu cơ thể bạn dẻo dai, bạn có thể đặt tay lên thắt lưng, ngửa người ra sau.

  • Bước 3: Đưa tay thẳng lên, dồn lực vào tay, rướn người về phía trước, đảm bảo bắp đùi vuông góc với sàn. Đặt tay lên lòng bàn chân nếu cảm thấy đau khi rướn người. Hông và eo xô về phía trước.

  • Bước 4: Đầu ngửa ra sau, thả lỏng vai và xoay vai ra phía sau để hỗ trợ lực cho cánh tay. Mắt luôn nhìn về phía trước, không ngoái lại phía sau. 

  • Bước 5: Giữ tư thế từ 10 - 20 giây, sau đó hạ tay xuống, nghiêng bên phải và trở về tư thế em bé, trán chạm sàn, thả lỏng để lấy lại sức.

Cách thực hiện tư thế lạc đà

Lỗi thường gặp và cách khắc phục

Khi thực hiện tư thế con lạc đà, nhiều người thường mắc phải các lỗi sau:

  • Không giữ thẳng đùi: Nhiều người mới tập có xu hướng uốn cong đùi theo thân trên để giữ thăng bằng, làm giảm hiệu quả kéo giãn và có thể gây áp lực lên lưng dưới. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện tư thế sát tường, đảm bảo mặt trước đùi luôn tiếp xúc với tường khi ngả người.

  • Không chạm tới gót chân: Việc chạm đến gót chân đôi khi rất khó, nhất là với những người phần lưng cứng. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể thử các biến thể như đặt khối gạch tập yoga dưới bàn chân nếu tay không thể chạm gót chân hoặc để tay ở lưng dưới nếu không sử dụng khối gạch tập yoga, ngón tay hướng xuống và khuỷu tay ép vào nhau.

Cách thực hiện tư thế con lạc đà đúng

  • Gập cổ quá mức: Cổ bị gập mạnh ra sau, gây căng cứng vùng cổ, có thể chèn ép lên dây thần kinh. Bạn cần giữ cổ thẳng, kéo dài cột sống từ đỉnh đầu đến xương cụt, mắt nhìn thẳng lên hoặc đầu hơi ngửa cằm lên.

  • Tay không đặt đúng vị trí: Tay đặt quá cao hoặc quá thấp trên gót chân, gây khó khăn khi giữ thăng bằng. Cách khắc phục rất dễ, bạn hãy đặt tay lên gót chân sao cho khuỷu tay cong một góc khoảng 90 độ. Nếu không thể chạm tay vào gót chân, có thể sử dụng gạch yoga để hỗ trợ. 

  • Hông không đẩy về phía trước: Phần hông bị lùi về phía sau, làm giảm hiệu quả kéo giãn và tăng áp lực lên lưng dưới. Lúc này, bạn chỉ cần đẩy hông về phía trước, giữ cho hông thẳng hàng với đầu gối.

  • Thở không đều: Khi tập bạn nín thở, thở ngắn và thở nông. Khi phát hiện mình thở không đều, bạn chỉ cần điều chỉnh bằng cách từ từ ổn định lại hơi thở, hít vào khi nâng người và thở ra khi hạ người xuống.

Những lưu ý khi tập tư thế con lạc đà

Ngoài việc lưu ý tập đúng động tác, hạn chế mắc các lỗi mà AIA Việt Nam vừa đề cập trên để tranhs gặp phải tai nạn hoặc các chấn thương, bạn chúng ta cũng cần lưu ý:

  • Khởi động, làm nóng người kỹ càng trước khi bắt đầu thực hiện động tác.

  • Không tập luyện khi vừa ăn no hoặc bụng đang đói.

  • Mặc quần áo tập đơn giản, thoải mái và thuận tiện di chuyển.

  • Chuẩn bị một tấm thảm yoga chất lượng để việc tập luyện dễ dàng hơn.

  • Đối tượng không nên tập tư thế lạc đà: Người bị chấn thương hoặc mắc bệnh mãn tính về vai, cổ, lưng hoặc đầu gối, người có vấn đề về huyết áp, bị mất ngủ hay đau nửa đầu. 

Hy vọng bài viết trên của AIA Việt Nam đã giúp bạn đọc hiểu và biết cách thực hiện tư thế lạc đà. Đây là bài tập Yoga dễ, phù hợp cho người mới bắt đầu. Sau khi đã thành thạo và cơ thể đã dẻo dai hơn, bạn có thể nâng cấp dần với những tư thế khó hơn. 

Tài liệu tham khảo:
1. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cong-dung-va-cach-thuc-hien-tu-the-con-lac-da-trong-yoga-72487.html
2. https://leep.app/blog/yoga/tu-the-con-lac-da.html
3. https://cali.vn/blog/tu-the-con-lac-da-camel-pose-cho-nguoi-moi-bat-dau
4. https://yogaismylife.vn/tu-the-lac-da-ustrasana-loi-ich-va-luu-y-quan-trong/
5. https://meta.vn/hotro/tu-the-con-lac-da-trong-yoga-18259

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ