Bài viết

Chủ nghĩa hoàn hảo là gì? Bí quyết để vượt qua ám ảnh về sự hoàn hảo

03/08/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường có nhu cầu mạnh về việc trở nên hoàn hảo và toàn diện hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì chủ nghĩa này có thể khiến bạn có những hành vi thiếu lành mạnh. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiệu cụ thể ngay dưới đây nhé!

 

Chủ nghĩa hoàn hảo là gì?

Chủ nghĩa hoàn hảo là trạng thái tinh thần xuất hiện ở nhiều người với mong muốn bản thân phải luôn thật hoàn hảo hoặc hoàn mỹ về mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài. Những người theo chủ nghĩa này thường đặt ra những tiêu chuẩn cực kỳ cao và niềm tin bản thân “hoàn hảo”. [1]

Chủ nghĩa hoàn hảo như bao chủ nghĩa khác sẽ có hai mặt bao gồm mặt tiêu cực và tích cực. Về mặt tích cực chủ nghĩa hoàn hảo giúp bản thân hoàn thiện, hoàn thành mục tiêu tốt nhất và có khả năng tự hoàn thiện chính mình. Những người này thường tập trung vào thành tích, giúp đạt được nhiều khát vọng trong cuộc sống. Bên cạnh đó chủ nghĩa hoàn hảo cũng tồn tại song song những mặt trái như: tiêu chuẩn quá cao, cứng nhắc…Khi ý tưởng bị thất bại, sẽ dẫn đến những đánh giá tiêu cực cho bản thân.

Người có lối sống hoàn hảo hay phê bình và thậm chí nghi ngờ hiệu suất làm việc của người khác. Họ quan tâm đến cách nhìn từ mọi người về mình, mà tự đánh giá bản thân bằng những thành tích không có được.  Một số người quá căng thẳng, đòi hỏi và cầu toàn về một nhiệm vụ được đặt ra. Ám ảnh đến mức bị nỗi sợ thất bại dẫn đến trì hoàn và không thể đạt được.

Chủ nghĩa hoàn hảo gồm cả mặt tiêu cực lẫn tích cực

Nguyên nhân của chủ nghĩa hoàn hảo

Nguyên nhân xuất hiện của chủ nghĩa hoàn hảo từ nhiều yếu tố xã hội như:

  • Cảm giác không hài lòng, không thỏa đáng và sợ khi bị từ chối hay trách mắng.

  • Mắc bệnh tâm lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đây là một trong những triệu chứng gây âu lo khiến bạn suy nghĩ hay lặp lại hành vi không kiểm soát. Chủ nghĩa hoàn hảo và rối loạn cưỡng chế không loại trừ lẫn nhau.

  • Bị tác động từ những người thân thiết như bố mẹ, người thân áp lực buộc con cái phải hoàn hảo.

  • Thiếu đi sự chăm sóc của cha mẹ vào những thời gian còn niên thiếu. Chính điều này đã buộc cá nhân phải cố gắng trở nên hoàn hảo, để được mọi người công nhận.

Dấu hiệu nhận biết người theo chủ nghĩa hoàn hảo

[1] Để nhận biết những người theo chủ nghĩa hoàn hảo hay không, thì dưới đây sẽ là một số những hành vi cụ thể:

1. Đạt thành tích cao

Những người chủ nghĩa hoàn hảo thường nhắm đến những điều tốt nhất, nhiều người còn có suy nghĩ “được ăn cả ngã về không” trong quá trình làm việc. Dù đã được công nhận khen ngợi, nhưng người này không bao giờ cảm thấy hài lòng.

2. Có tính chỉ trích cao

Những người này thường không chỉ thường xuyên tự trách bản thanh, mà họ còn yêu cầu mọi người rất cao.  Họ có tầm nhìn hạn hẹp khi nói đến những sai lầm và sai sót. Với họ khái niệm gần như hoàn hảo là một sự thất bại.

3. Bị điều khiển bởi nỗi sợ hãi

Nỗi sợ chính là động lực thúc đẩy những người cầu toàn. Vì không đạt được mục đích mà họ có thể tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất.

4. Có tiêu chuẩn không thực tế

Nếu không phải là người trong cuộc, thì bạn có thể có những sai lệch về tiêu chuẩn. Từ đó gây nên thất vọng khiến bạn gặp các vấn đề như: trầm cảm, tự hại bản thân…xuất hiện khi không đạt được tham vọng.

5. Chỉ tập trung vào kết quả

Những người khác khi đạt thành tích cao thì có thể tận hưởng quá trình để hoàn thành mục tiêu. Còn đối với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thì chỉ quan trọng mục tiêu. Họ quá quan tâm đến những mục tiêu đặt ra, trốn tránh thất bại nên không thể tận hưởng quá trình.

6. Chán nản khi không đạt được mục tiêu

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thưởng kém hạnh phúc hơn những người khác. Những người khác họ sẽ phục hồi dễ dàng sau những thất bại. Những những người quá cầu toàn sẽ dằn vặt, chìm đắm trong cảm giác và khó có thể vượt dậy. Họ đấu tranh khi mọi thứ không diễn ra như cách họ mong đợi.

 

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo khó phục hồi sau thất bại hơn do quá xem trọng kết quả

7. Nỗi sợ thất bại

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo sợ thất bại hơn ai hết. Bởi họ đặt quá nhiều mục tiêu, kỳ vọng lớn nên thất bại là một trong những điều gì đó đáng sợ. Bởi bất cứ điều gì không hoàn thành, hay xảy ra vấn đề đều được coi là điều đáng sợ. Việc bắt đầu một điều gì đó mới đều trở nên khó khăn.

8. Sự trì hoãn

Điều này có thể là nghịch lý, nhưng những người theo chủ nghĩa hoàn hảo khi không thích nghi với môi trường thường dễ bị trì hoãn. Lý do là họ sợ thất bại, họ gấp đôi lo lắng điều này khiến họ trở nên bất động và không còn làm được gì nữa. Dần dần điều này sẽ khiến bạn có cảm giác thất bại lớn, duy trì một vòng luẩn quẩn và tê liệt

9. Bảo thủ

Thường khi thất bại những người hoàn hảo hay cầu toàn, thường bảo thủ trước những lời chỉ trích mang tính xây dựng.

10. Lòng tự trọng thấp

Những người cầu toàn có thể bị cô lập, cô đơn bởi do bản chất chỉ trích hay cứng nhắc. Thậm chí có thể dẫn đến việc tự trọng thấp, tác động nghiêm trọng đến bản thân và sự hài lòng trong cuộc sống.

Tác hại của chủ nghĩa hoàn hảo

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe với bản thân. Hiểu đơn giản là việc làm hài lòng người khác hoặc bản thân mới được coi là hoàn hoàn. [1] Tuy nhiên, tính cách này sẽ đi kèm theo những tác hại sau:

1. Năng suất giảm

Hậu quả đầu tiên đó là trì hoãn, bởi người quá cầu toàn muốn làm mọi thứ một cách tốt nhất. Điều này ít nhiều dẫn đến việc căng thẳng và dễ tổn thương. Đặt quá nhiều tâm huyết, rồi cố gắng hoàn thành mọi thứ rồi kết quả cuối là bạn không làm được gì cả

2. Tăng tính dễ bị tổn thương

Người cầu toàn thường tự tạo áp lực cho chính mình, hoặc nhận lấy áp lực từ cuộc sống và xã hội. Điều này khiến bạn thấy khá căng thẳng, dễ bị tổn thương trước mọi vấn đề,

3. Lo âu, trầm cảm

Những người cầu toàn thường hay lo lắng và dẫn đến trầm cảm. Căng thẳng bởi chính những tiêu chuẩn mà bản thân đã đặt ra, từ từ dẫn đến việc bị trầm cảm.

4. Ảnh hướng sức khỏe thể chất

Khó kiểm soát được cuộc sống, dẫn đến việc cảm giác như bị xoắn ốc. Xu hướng mất kiểm soát, bởi các tình trạng sức khỏe và tâm hồn.

5. Mối quan hệ căng thẳng

Đa số những người hoàn hảo thường có mối quan hệ rất rất căng thẳng với người nhà, gia đình và bạn bè. Bởi những người này thường đặt ra tiêu chuẩn rất cao đối với những người xung quanh.

Cách vượt qua nỗi ám ảnh chủ nghĩa hoàn hảo

Chủ nghĩa hoàn hảo không phải là một đức tính tốt, bạn cần rèn luyện nhiều những thói quen tốt. [1] Vì vậy bạn cần tìm cách để vượt qua như sau:

1. Tập trung vào mặt tích cực

Hãy suy nghĩ, tập trung đến những điều tốt đẹp, tích cực từ cuộc sống. Tìm ra những điểm tốt ngay ngay trong những khó khăn.

Vui vẻ làm chính mình, tập trung vào mặt tích cực

2. Không so sánh mình với người khác

Không nên so sánh với người khác, rồi tự hoài nghi với chính mình. Hãy tự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bạn thân, và công nhận những cố gắng của bản thân.

3. Thực hành chánh niệm

Nhận thức đầy đủ và không phán xét, thay vì sống dằn vặt bởi những điều từ quá khứ bạn nên cố gắng đặt niềm tin vào tương lai.

4. Đặt mục tiêu hợp lý hơn

Hãy thử chia các mục tiêu lớn nhất của bạn thành các phần nhỏ hơn để dễ đạt được hơn và hãy thực tế hóa, và có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

5. Cho phép phạm sai lầm

Cho phép bản thân được sai lầm, từ những sai lầm đó bạn có thể đúc kết được kinh nghiệm và những bài học đắt giá.

Qua bài viết trên, AIA Việt Nam đã chia sẻ tất tần tật về chủ nghĩa hoàn hảo về khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua nỗi ám ảnh hoàn hảo. Có thể thấy  đây không hẳn là một đức tính xấu, tuy nhiên hãy cân nhắc và dựa vào thực tế để không mắc những sai lầm và mặt xấu của chủ nghĩa hoàn hảo.

Nguồn tham khảo:

[1] Kristi Tackett-Newburg, Ph.D., LIMHP, CPC - Obsessed with Perfection: How to Overcome Toxic Perfectionism in a Highly Competitive World, 2019

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ