Nhân viên có động lực mang lại kết quả công việc tốt hơn
2. Tăng sự gắn kết của nhân viên
Động lực cao hơn nghĩa là công việc đang dần trở nên tốt hơn, mọi nhân viên sẽ có cảm giác hưng phấn hơn khi làm việc. Từ đó họ sẽ gắn bó với công việc hơn.
Ngoài ra, mối quan hệ của các nhân viên để gắn kết hơn sẽ phải vượt qua những hiểu lầm, xung đột. Để duy trì và cải thiện các mối quan hệ cũng đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng. Nếu như không đủ động lực, các vấn đề sẽ không được giải quyết, tạo ra khoảng cách và mọi người liên quan đều cảm thấy bị bỏ rơi. Còn nếu có đủ động lực để cải thiện hoặc duy trì một mối quan hệ, thì mối quan hệ đó sẽ tốt hơn.
3. Tăng tính sáng tạo, giải quyết vấn đề
Những nhân viên có động lực thể hiện mức độ sáng tạo và hành động nhạy bén hơn, từ đó họ cũng thường là những người giải quyết vấn đề tốt hơn.
Bởi vì họ làm việc với niềm đam mê lớn hơn và cảm thấy được kết nối với công việc họ đang làm, nên họ dành nhiều năng lượng hơn cho công việc. Khi đối mặt với những thách thức, những nhân viên có động lực sẽ linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp thay thế. Kết quả là, họ có thể vượt qua những khó khăn dễ dàng hơn.
4. Tăng sự hài lòng công việc
Nhân viên có động lực cao thường mang lại kết quả làm việc tốt hơn và năng suất cao hơn. Và họ thường cũng sẽ có được thành tựu, niềm vui và yêu thích với công việc mình đang làm. Như vậy mức độ hài lòng và sự gắn kết với doanh nghiệp cũng gia tăng.
5. Tăng phúc lợi cho nhân viên
Các biện pháp để tạo động lực cho nhân viên cũng là cách để tăng phúc lợi cho nhân viên. Từ đó sẽ được lợi cả đôi bên. Nhân viên cảm thấy hạnh phúc và hào hứng làm việc hơn khi nhận phúc lợi từ công ty. Công ty cũng sẽ nhận lại được kết quả tốt hơn trong công việc.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo bảng tầm nhìn để thực hiện mục tiêu
7 cách tạo động lực hiệu quả cho nhóm của bạn
1. Chia sẻ tầm nhìn của bạn và đặt mục tiêu rõ ràng
Việc giúp nhân viên của bạn hiểu được tầm nhìn và đặt ra mục tiêu rõ ràng là yếu tố quan trọng giúp tạo động lực cho nhóm. Bởi chỉ khi họ biết họ đang hướng tới điều gì thì họ mới có thể được thúc đẩy và truyền cảm hứng.
Một mục tiêu đủ lớn và đủ thách thức sẽ khuyến khích mọi người làm việc cùng nhau để hoàn thành. Đồng thời, hãy thường xuyên đặt ra các mục tiêu nhỏ rõ ràng, có thể đo lường được, theo đúng tầm nhìn để bạn và nhóm của mình có thể theo dõi tiến trình và họ có thể nhìn thấy thành công của mình một cách hữu hình. Từ đó sẽ tạo được cảm giác phấn khích, thành tựu trong công việc.
Hơn nữa, sự liên kết các thành viên trong nhóm giúp nâng cao năng suất và có thể giúp nhân viên cảm thấy có giá trị và có động lực.
2. Giao tiếp với nhân viên của bạn
Giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn truyền đạt được tầm nhìn và mục tiêu của công việc. Thông qua giao tiếp bạn không chỉ có thể cập nhật cho họ những việc cần làm mà còn có thể lắng nghe ý kiến, quan điểm và phản hồi của họ. Điều này giúp nhân viên có thể tiếp cận các tình huống và xử lý linh hoạt hơn.
Thường xuyên trò chuyện với nhóm của mình và mỗi thành viên trong nhóm. Hãy luôn giữ trạng thái cởi mở, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những vấn đề của công ty với mọi nhân viên của mình. Từ đó sẽ làm cho nhân viên của bạn cảm thấy được tham gia vào công việc kinh doanh và các hoạt động của công ty và sẽ tiếp tục thúc đẩy họ đạt được kết quả tốt hơn.
3. Khuyến khích tinh thần đồng đội
Khi làm việc có tinh thần đồng đội sẽ khiến nhân viên có cảm giác hăng hái và gắn kết hơn với nhiệm vụ được giao. Bạn có thể làm điều này bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động xây dựng nhóm và tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm của bạn gắn kết và hiểu nhau hơn.
Và hãy suy nghĩ về điều này khi tuyển một nhân sự mới bằng cách xem xét họ có phù hợp với nhóm và văn hóa công ty không. Ngay cả khi họ là người có năng lực nhưng chưa chắc đã phù hợp với đội ngũ hiện tại của bạn.