Bài viết

Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách đặt mục tiêu phát triển sự nghiệp

25/08/2023 dot 4 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Mục tiêu nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp bạn có thể phát triển và thành công trong công việc. Mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn xác định được hướng đi, động lực và kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đang loay hoay chưa biết cách đặt mục tiêu phát triển sự nghiệp. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu chi tiết về đặt mục tiêu nghề nghiệp trong bài viết dưới đây!

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là những mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Chúng thường là sự kết hợp của các mục tiêu ngắn hạn (như tham gia một lớp học phát triển kỹ năng mới trong tháng này) và các mục tiêu dài hạn (như thăng tiến lên cấp bậc quản lý trong hai năm tới).

Các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn giúp đặt ra một đích để bạn hướng tới, trong khi các mục tiêu ngắn hạn chia công việc thành các bước nhỏ khả thi để bạn đến đích đó. Mục tiêu dài hạn có thường có thể bao gồm những mục tiêu ngắn hạn.

Mục tiêu nghề nghiệp là những điều cụ thể mà bạn muốn đạt được

Tầm quan trọng của đặt mục tiêu nghề nghiệp?

Việc đặt mục tiêu nghề nghiệp quan trọng bởi giúp bạn định hướng rõ ràng và là chìa khóa dẫn tới thành công.

1. Định hướng rõ ràng

Việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng sẽ nhắc bạn nghĩ về những gì bạn muốn, để bạn có thể theo đuổi. Mục tiêu giúp bạn biết mình cần đạt được gì và cần làm gì để đạt được điều đó. Bạn sẽ không lãng phí thời gian vào những việc không liên quan và tập trung theo đuổi mục tiêu của mình.

2. Chìa khóa dẫn đến thành công

Mục tiêu là chìa khóa giúp bạn đến với thành công. Nếu bạn không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ loay hoay trong công việc hiện tại, không biết mình phải làm gì, học gì và cần cải thiện gì. Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có kế hoạch và hành động để đạt được những điều mình mong muốn. Khi hoàn thành mục tiêu, bạn đã thành công với mục tiêu đó và sẽ đặt ra những mục tiêu cao hơn.

Xem thêm: Mục tiêu dài hạn là gì? 5 bước thiết lập mục tiêu dài hạn hoàn hảo

Mục tiêu nghề nghiệp là chìa khóa dẫn đến thành công

7 Mục tiêu nghề nghiệp cho công việc hàng đầu

Đây là 7 mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể đặt ra và chinh phục chúng:

1. Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý tốt thời gian giúp bạn tối ưu hóa được hiệu suất làm việc và có thêm nhiều thời gian để phát triển bản thân. Bạn cần biết trong khoảng thời gian nào mình cần hoàn thành công việc gì, trong ngắn hạn mình cần đạt được gì và trong dài hạn mình cần đạt được gì.

2. Học kỹ năng mới

Học kỹ năng mới giúp bạn đáp ứng được những công việc khác nhau, những yêu cầu và thách thức mới trong công việc. Nếu bạn là một lập trình viên, bạn có thể đặt mục tiêu học và sử dụng thành thạo Javascript trong vòng 6 tháng tới.

3. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một mục tiêu quan trọng giúp bạn có được sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống. Điều này giúp bạn chăm sóc tốt cho bản thân, có thời gian cho gia đình, bạn bè và sở thích của mình và không cảm thấy stress hay áp lực trong công việc. Bạn có thể đặt mục tiêu cho mình là làm việc trong một khung giờ nhất định, khung giờ còn lại là dành cho cuộc sống cá nhân.

Xem thêm: Cách đặt mục tiêu nghề nghiệp để thăng tiến trong sự nghiệp

Cân bằng công việc và cuộc sống giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc

4. Đảm nhiệm trách nhiệm lãnh đạo

Đảm nhiệm trách nhiệm lãnh đạo giúp bạn tự tin hơn và rèn luyện kỹ năng trước khi thăng tiến lên một vị trí cao hơn trong công việc. Khi đó bạn sẽ biết cách quản lý, điều phối, hướng dẫn những người khác trong công việc và chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Bạn có thể đặt những mục tiêu cơ bản trước tiên như lãnh đạo một đội nhóm nhỏ 3 - 5 người trong 6 tháng tới.

5. Trở thành chuyên gia trong nghề

Trở thành chuyên gia trong nghề là một mục tiêu dài hạn giúp bạn trở thành những người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Bạn cần tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn theo thời gian, bạn cần đặt ra những hành động cụ thể trong ngắn hạn. Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm, trong ngắn hạn bạn có thể đặt mục tiêu cập nhật kiến thức về bảo hiểm 2 tiếng mỗi ngày, học phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng.

6. Nuôi dưỡng các mối quan hệ

Nuôi dưỡng các mối quan hệ giúp bạn xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh trong công việc. Điều đó giúp bạn tạo ra sự tin tưởng, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Bạn có thể đặt mục tiêu gửi email, gọi điện chúc mừng sinh nhật đồng nghiệp, bạn bè, người thân, khách hàng, … vào ngày sinh nhật của họ.

Xem thêm: Phân biệt "mục tiêu" và mục đích" để lập kế hoạch thành công

Bạn có thể đặt những mục tiêu để nuôi dưỡng các mối quan hệ

7. Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Cải thiện kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả và thuyết phục được người nghe trong công việc. Bạn có thể trình bày được ý tưởng, quan điểm của mình một cách rõ ràng, logic cũng như biết lắng nghe người khác. Trong ngắn hạn , bạn có thể đặt mục tiêu kiểm tra kỹ email trước khi gửi trong lần tới. Trong dài hạn, bạn có thể tham gia một khóa học giao tiếp và hoàn thành nó.

Cách đặt mục tiêu nghề nghiệp thăng tiến nhanh chóng

Dưới đây là 5 cách giúp bạn đặt mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả:

1. Xem xét nghề nghiệp của bạn

Bạn nên xem xét kỹ nghề nghiệp của mình khi đặt mục tiêu. Điều đó giúp bạn đặt ra những mục tiêu cụ thể, liên quan đến công việc như phát triển kỹ năng cần thiết cho công việc, thăng tiến lên vị trí quản lý … Nếu bạn đang không yêu thích công việc hiện tại của mình, bạn có thể đặt mục tiêu tìm một công việc mới.

2. Phân tích kỹ năng của bạn

Mỗi một công việc, vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Phân tích những kỹ năng của bạn có thể giúp bạn xác định những kỹ năng nào bạn đã đáp ứng được cho công việc, những kỹ năng nào bạn cần cải thiện. Nếu bạn muốn thử sức với một vị trí mới, bạn cũng có thể biết mình cần học thêm kỹ năng nào.

Nếu bạn giỏi thêu, ban có thể đặt những mục tiêu liên quan và phù hợp

Ví dụ: Nếu bạn muốn trở thành người quản lý tại một tổ chức tài chính, bạn có thể nỗ lực cải thiện kỹ năng quản lý con người bên cạnh những kỹ năng phân tích tài chính. Phân tích những kỹ năng hiện tại bạn có sẽ giúp bạn biết mình đang yếu ở kỹ năng nào và đặt mục tiêu phát triển kỹ năng đó.

3. Đặt mục tiêu theo SMART

Phương pháp SMART là một công cụ giúp bạn thiết lập mục tiêu nghề nghiệp một cách hiệu quả. SMART là viết tắt chữ cái đầu của các từ trong tiếng anh: Specific - Measurable- Achievable - Relevant - Time-bound tương ứng với nghĩa trong tiếng Việt là Cụ thể - Đo lường được - Có thể đạt được - Có liên quan - Mốc thời gian.

  • Cụ thể: Việc có các mục tiêu cụ thể có thể giúp bạn hiểu rõ hơn những gì bạn muốn đạt được và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Bạn nên tránh những mục tiêu không rõ ràng, vì điều đó có thể khiến bạn không có định hướng để thực hiện đạt mục tiêu đó.

  • Đo lường được: Mục tiêu cần đo lường được để bạn đánh giá xem mình có hoàn thành mục tiêu đó không. Ví dụ như bạn đặt mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp 1 tiếng mỗi ngày trong 3 tháng, hãy lập một bản đo lường tiến trình bạn thực hiện mục tiêu đó.

Bạn nên đặt mục tiêu có thể đo lượng được

  • Có thể đạt được: Bạn có thể chia một mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn và từng bước hoàn thành chúng. Điều này có thể tạo thêm động lực cho bạn mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ. Bạn cũng cần hiểu rõ năng lực của mình để có thể đặt mục tiêu hiệu quả nhất, tránh đặt những mục tiêu mà bản thân không thể hay khó có thể đạt được với năng lực hiện tại.

  • Có liên quan: Đặt mục tiêu liên quan đến nhu cầu của bạn có thể giúp bạn thực hiện những mục tiêu tối ưu hóa sự phát triển nghề nghiệp và củng cố các kỹ năng liên quan của bạn. Nếu bạn muốn thăng tiến lên vị trí quản lý, hãy đặt các mục tiêu liên quan đến điều đó như học kỹ năng quản lý đội nhóm, phát triển kỹ năng điều phối, phân chia công việc, …

  • Mốc thời gian: Bạn cần đặt ra mốc thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu bạn đặt ra. Điều này giúp bạn tập trung và thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu của mình. Thay vì đặt mục tiêu thành thạo tiếng Anh, hãy đặt mục tiêu thành thạo tiếng Anh trong 6 tháng hay 1 năm tới.

Bạn cần đặt mốc thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu

4. Kết hợp mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

Hãy kết hợp các mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn của bạn với nhau. Những mục tiêu ngắn hạn có thể là những điều bạn cần hoàn thành để có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của mình.

Ví dụ: Nếu mục tiêu dài hạn của bạn là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn là đạt được vị trí mới bắt đầu trong ngành marketing trong vòng 6 tháng tới. Sau đó, bạn có thể đặt một mục tiêu ngắn hạn khác là thử sức với những công việc khác nhau trong lĩnh vực marketing. Những mục tiêu trong ngắn hạn này sẽ giúp bạn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để dần đạt được mục tiêu trở thành chuyên gia marketing trong dài hạn.

Xem thêm: Mục tiêu SMART là gì? Các xác định mục tiêu nguyên tắc SMART

5. Chia sẻ mục tiêu của bạn với người khác

Bạn có thể chia sẻ mục tiêu của mình với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp … Điều này khiến bạn cần phải có trách nhiệm với lời nói của mình và quyết tâm hơn trong việc hoàn thành chúng. Họ cũng sẽ khích lệ, tạo động lực cho bạn làm việc chăm chỉ hơn để đạt được mục tiêu của mình. Đôi khi họ cũng có thể giúp gì đó cho bạn như chia sẻ kinh nghiệm, lời khuyên cho bạn nếu họ đã đạt được mục tiêu đó.

Bạn có thể chia sẻ mục tiêu của mình với người khác

Một lưu ý bạn cũng không nên chia sẻ mục tiêu cho những người không tin tưởng bạn. Vì khi đó họ sẽ tạo ra những điều tiêu cực như chê bai, nói rằng bạn không thể làm được và điều đó khiến bạn nghi ngờ mục tiêu nghề nghiệp mình đã đặt ra.

Có thể thấy, mục tiêu nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp bạn có định hướng rõ ràng và thành công trong công việc. Bạn có thể đặt những mục tiêu nghề nghiệp như nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, học kỹ năng mới, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đảm nhiệm trách nhiệm lãnh đạo, trở thành chuyên gia trong nghề, nuôi dưỡng các mối quan hệ và cải thiện kỹ năng giao tiếp. Để đặt mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả và phù hợp với bản thân, bạn cần xem xét nghề nghiệp của bạn, phân tích kỹ năng của bạn, đặt mục tiêu theo SMART, kết hợp mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, và chia sẻ mục tiêu của bạn với người khác. AIA Việt Nam hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả cho bản thân.

Xem thêm: Mục tiêu ngắn hạn là gì? 3 bước đặt mục tiêu ngắn hạn hoàn hảo

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ