Bài viết

REM sáng là gì? Mách bố mẹ 6 cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

31/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Việc chăm con là rất vất vả đối với các bậc phụ huynh, chúng ta luôn muốn làm gì đó để vừa giúp con mình phát triển khoẻ mạnh, ngoan ngoãn lại vừa muốn bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Và giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là giấc ngủ REM hay còn gọi là REM sáng. Cùng AIA Việt Nam tham khảo 6 cách rèn luyện giấc ngủ REM cho trẻ sơ sinh dưới đây!

Giấc ngủ REM là gì?

Giấc ngủ REM là một giai đoạn của giấc ngủ bình thường, trong giai đoạn này người ngủ có xu hướng mơ rất nhiều. Trong giấc ngủ REM, mắt xảy ra cử động nhanh và ngẫu nhiên, kèm theo tình trạng tay chân, cơ bắp ngưng hoạt động hay còn gọi là mất trương lực cơ để ngăn chấn thương có thể xay ra bởi hành động trong giấc mơ.

Giấc ngủ REM hay còn gọi là cử động mắt nhanh là giai đoạn rất quan trọng để cải thiện trí nhớ, nhận thức và hồi phục năng lượng cho con người.

Thời lượng của giai đoạn này thường chiếm khoảng 15-25% toàn giấc ngủ và thay đổi theo độ tuổi [1]. Tỷ lệ của giấc ngủ REM:

  • Trẻ em: Cao nhất

  • Thanh thiếu niên: suy giảm

  • Người già: giảm mạnh

Giai đoạn của giấc ngủ ở trẻ em

Giấc ngủ ở trẻ em trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt là giai đoạn giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh) và NON-REM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Giấc ngủ REM và giấc ngủ NREM chiếm thời gian gần như bằng nhau trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh. [1] Các giai đoạn sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về giấc ngủ REM và giấc ngủ NON-REM là gì:

Giai đoạn 1: (Giấc ngủ NON-REM hay còn gọi là NREM) Buồn ngủ và bắt đầu ngủ, ở giai đoạn này trẻ sẽ rất dễ bị thức giấc.

Trẻ buồn ngủ và bắt đầu ngủ

Giai đoạn 2: (Giấc ngủ REM) khi đó mắt sẽ cử động liên tục phía dưới mí mắt nhắm, trẻ có thể co giật nhẹ ở tay hoặc chân.  Nhịp thở của trẻ trong giai đoạn này thường sẽ không đều, có thể ngừng 5-10 giây, sau đó thở nhanh với tốc độ 50-60 nhịp/1 phút trong 10-15 giây và lại thở đều. Đây là tình trạng nhịp thở định kỳ bình thường của trẻ sơ sinh.

Giai đoạn 3: (Giấc ngủ NREM) Giấc ngủ nhẹ và nhịp thở trở nên đều đặn hơn.

Giai đoạn 4 và 5: (Giấc ngủ NREM) Em bé sẽ chìm vào giấc ngủ sâu và rất sâu hay còn gọi là giấc ngủ yên tĩnh, kết thúc các chuyển động và khó đánh thức ở giai đoạn này.

Giấc ngủ REM ở trẻ em có tốt không?

Giấc ngủ REM đặc biệt rất tốt đối với trẻ em. Giấc ngủ REM của trẻ mang lại những lợi ích sau:

  • Phát triển trí não: Kích thích thần kinh ở trẻ sơ sinh, giúp phát triển cấu trúc não.

  • Tăng khả năng tập trung và phản xạ tốt.

  • Cải thiện trí nhớ: Giúp bộ não của em bé lưu trữ các thông tin đã học được vào ban ngày, từ đó giúp trẻ học tập tốt hơn.

    Xem thêm: Dự trù và chuẩn bị chi phí nuôi con A - Z cho bố mẹ trẻ

Giấc ngủ REM bao nhiêu là đủ?

Trẻ sơ sinh thường ngủ trung bình 16-17 tiếng mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng 1-4 tiếng, sau đó trẻ sẽ thức khoảng 1-2 tiếng rồi tiếp tục ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ 16-17 tiếng một ngày

Khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài khoảng 14 tiếng mỗi ngày. Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên ngủ khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Càng lớn thì trẻ sẽ dần có nhu cầu ngủ ít hơn. Khi đến tuổi vị thành niên thì trẻ nên ngủ khoảng 9 tiếng một đêm. Tỷ lệ giấc ngủ REM cũng sẽ giảm dần theo thời gian ngủ, phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

6 cách rèn luyện giấc ngủ REM cho trẻ sơ sinh

1. Để trẻ ngủ một mình

Hiệp hội Y tế Công cộng Canada khuyến nghị chỉ nên cho em bé ngủ chung phòng khi dưới 6 tháng tuổi, việc cho bé ngủ riêng sau 6 tháng tuổi sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, tránh bị đánh thức bởi tiếng ồn từ bố mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình.

2. Giữ căn phòng luôn mát, không gian yên tĩnh và tối

Nhiệt độ trong căn phòng cho trẻ sơ sinh nên được duy trì ở mức 26-28 độ C. Bố mẹ nên đóng cửa kín tránh những tiếng ồn bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Và đặc biệt là căn phòng tối giúp trẻ sơ sinh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Xem thêm: 10 năm nữa, bạn có còn khỏe mạnh để chăm sóc con cái?

3. Sử dụng tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng là tập hợp nhiều tần số âm có cùng cường độ nên có khả năng loại bỏ các âm thanh xung quanh. Tiếng ồn trắng cũng tạo ra âm thanh tương tự như những âm thanh bé được nghe từ khi nằm trong bụng mẹ.

Chính vì vậy, sử dụng tiếng ồn trắng sẽ giúp bé cảm thấy quen thuộc, tập trung đi vào giấc ngủ dễ hơn, và không bị giật mình tỉnh giấc bởi các âm thanh bên ngoài.

4. Đi dạo

Khi em bé được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngoài trời sẽ giúp trẻ điều chỉnh nhịp sinh học và và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Trẻ sơ sinh sau 1-2 tháng thì bố mẹ có thể đưa bé ra ngoài đi dạo, che chắn cẩn thận và mặc đủ ấm cho bé.

Xem thêm: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Thói quen cho bé tự lập

5. Giúp em bé ăn no trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên cho trẻ ăn đủ để tránh bị đói ban đêm. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều để tránh tình trạng khó tiêu và đầy bụng, khiến trẻ khó vào giấc ngủ.

6. Hướng dẫn con tự ngủ

Nếu trẻ chỉ khóc nhỏ, ê a, đập chân mà không tỉnh giấc, có thể trẻ đang ở chu kỳ ngủ động bình thường. Trong trường hợp này, bố mẹ nên để trẻ tự ngủ lại mà không cần can thiệp.

Khi trẻ bị đánh thức trong giấc ngủ REM, bố mẹ có thể kiên nhẫn chờ đợi thay vì bế trẻ lên ngay lập tức. Sau vài lần, trẻ sẽ có thể tự vượt qua giai đoạn REM và tự ngủ lại mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ.

 

Trên đây là những giải đáp về giấc ngủ REM hay REM sáng mà AIA Việt Nam  muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin và kiến thức hữu ích cho việc nuôi dạy con trẻ. Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

[1] Nicolas Gattig - 18 effective strategies to improve your communication skills, 2023

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ