Bài viết

Kỹ năng xã hội là gì? 8 kỹ năng cần giáo dục cho trẻ mầm non

04/11/2023 dot 3 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Một đứa trẻ được rèn luyện các kỹ năng xã hội cần thiết ngay từ nhỏ sẽ được phát triển toàn diện, biết cách tự lập, tự tin và bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Vậy kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ mầm non cụ thể là gì? Ở bài viết này, AIA Việt Nam sẽ giúp bố mẹ hiểu chi tiết về kỹ năng xã hội và 8 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cũng như cách phát triển.

Kỹ năng xã hội là gì?

Kỹ năng xã hội được hiểu một cách đơn giản là các kỹ năng sử dụng trong quá trình giao tiếp và tương tác với người khác, bao gồm bằng lời nói hoặc không bằng lời nói, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ. Đặc biệt ở những nơi có nhiều quy tắc xã hội và nhiều mối quan hệ giao tiếp khác nhau thì những người có kỹ năng xã hội sẽ nhanh chóng khẳng định được giá trị của bản thân như trường học, công ty, doanh nghiệp.

Kỹ năng xã hội vô cùng cần thiết với mỗi chúng ta trong cuộc sống

Tại sao kỹ năng xã hội lại quan trọng với trẻ?

Học tập tốt hơn

Việc học các kỹ năng xã hội sẽ giúp cải thiện đáng kể thành tích của học sinh trong trường học. Khi kỹ năng xã hội tốt cho phép trẻ truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng, rành mạch và bình tĩnh.

Xây dựng nhiều mối quan hệ tích cực

Mối quan hệ tích cực và lành mạnh giữa các bạn cùng lớp cũng có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của căng thẳng đồng thời nâng cao lòng tự trọng của trẻ. Bằng cách tập trung vào các mối quan hệ có thể làm tăng hạnh phúc và sự hài lòng của trẻ, đồng thời mang lại cái nhìn tốt hơn về cuộc sống.

Xem thêm: 10 kỹ năng tự học thông minh cho học sinh việc học

Những đứa trẻ có kỹ năng xã hội mạnh mẽ và có thể hòa đồng tốt với các bạn đồng trang lứa

Thành công hơn trong cuộc sống

Khi có các kỹ năng xã hội tốt, trẻ có thể dễ dàng hòa nhập vào môi trường học mới và sau này khi trưởng thành làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng cũng thuận lợi hơn

Đây đều là những đặc điểm, tố chất nổi bật để bạn tạo niềm tin và gây ấn tượng đến người khác, giúp tăng khả năng nhận được các cơ hội nghề nghiệp để từ đó thành công hơn trong cuộc sống.

Hòa đồng và thấu hiểu người khác giúp mở ra nhiều cánh cửa liên quan đến cá nhân và sự nghiệp

8 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng

Chia sẻ

Việc chia sẻ giúp trẻ rèn luyện khả năng tương tác xã hội, xây dựng quan hệ tốt với bạn bè, người lớn không những giúp trẻ phát triển sự tự tin, lòng nhân ái, lòng biết ơn và trách nhiệm mà các em học sinh còn biết giúp đỡ người khác, cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với bản thân.

Theo nghiên cứu được công bố của tạp chí Khoa học Tâm lý vào năm 2010, bé từ 2 tuổi đã có mong muốn được bày tỏ sự sẻ chia với người khác. Tuy nhiên, vào thời điểm từ 3 đến 6 tuổi, bé lại thường không muốn nhường nhịn và tỏ ra ích kỷ.

Xem thêm: 7 hoạt động rèn luyện tư duy logic cho trẻ đơn giản ngay tại nhà

Để phát triển kỹ năng chia sẻ cho trẻ mầm non, các bậc phụ huynh và giáo viên có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm

Lắng nghe

Kỹ năng xã hội lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ mầm non có thể hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời cũng giúp trẻ học cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả.

Trẻ cần lắng nghe bài giảng của thầy cô để có thể tiếp thu kiến thức, từ đó phát triển năng lực, trình độ bản thân, tiến bộ hơn trong học tập.

Kỷ luật

Việc tuân thủ theo những chỉ dẫn là một kỹ năng rất quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi và lối ứng xử của trẻ sau này. Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc làm theo những chỉ dẫn có nguy cơ gặp nhiều rắc rối.

Tuy nhiên, trước khi mong đợi con mình có thể tuân thủ tốt theo các hướng dẫn, điều cần thiết là bạn hãy thành thạo trong việc đưa ra chỉ dẫn cho con mình. Không nên lồng ghép quá nhiều yêu cầu trong cùng một lúc.

Hợp tác

Kỹ năng hợp tác xã hội là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ mầm non cần được bố mẹ rèn luyện và phát triển. Kỹ năng hợp tác và giúp đỡ người khác giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng hơn. Sức mạnh tập thể và sự phối hợp ăn ý là điều cần thiết trong nhiều tình huống. Khi trẻ biết cách hợp tác với người khác thì cũng sẽ học được sự tôn trọng người khác khi đưa ra bất kỳ yêu cầu gì.

Có thể cho trẻ hợp tác cùng bạn thu dọn đồ chơi, xây tháp đồ chơi, hoàn thành các trò chơi nhóm,… Những trẻ có khả năng hợp tác tốt vừa có thể tạo dựng tình bạn đẹp lại vừa học hỏi thêm được nhiều bài học cho bản thân và có sự phát triển tốt hơn trong tương lai

Kiên nhẫn

Kiên nhẫn đồng nghĩa với việc biết kiềm chế bản thân là những đức tính cha mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Cách rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ không có nghĩa là bắt con phải ngồi chờ đợi mà không làm gì hết. Thay vào đó, ba mẹ hãy khuyến khích con tạo ra những hoạt động vui chơi thú vị.

Đồng cảm

Kỹ năng đồng cảm giúp trẻ đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác và cảm nhận được những gì người đó đang trải qua. Đây là kỹ năng sống cần thiết rèn luyện cho trẻ từ nhỏ. Khi trẻ biết đồng cảm, con biết cách quan tâm, thể hiện được sự quan tâm, yêu thương tới người thân và mọi người xung quanh.

Tôn trọng không gian cá nhân của người khác

Một trong những điều quan trọng mà trẻ mầm non cần phải rèn luyện, đó là kỹ năng tôn trọng không gian cá nhân của người khác. Điều này giúp trẻ hiểu và tôn trọng không gian riêng tư của mọi người xung quanh, học cách đối nhân xử thế và tạo ra một môi trường sống và học tập khác biệt, thoải mái và hài hòa. Người lớn nên giải thích cho bé hiểu lý do tại sao cần làm như vậy. Phát triển kỹ năng này sẽ giúp bé trở thành một người lịch sự, hiểu biết trong tương lai.

Tính tích cực

Có một thái độ tích cực trong cuộc sống có thể giúp trẻ vượt qua mọi vấn đề khó khăn một cách đơn giản và lạc quan hơn. Nếu một đứa trẻ có lối suy nghĩ tích cực sẽ sẽ giải quyết những vấn đề một cách nhanh chóng và nhìn vào những khía cạnh khác nhau theo cách tích cực nhất.

Xem thêm: 5 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đơn giản ngay tại nhà

Tích cực cũng có thể khiến đứa trẻ kiên cường hơn

5 cách phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Kỹ năng xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Đối với trẻ mầm non, việc học cách tương tác với người khác, hiểu và quản lý cảm xúc, cũng như hòa nhập vào môi trường xung quanh là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Dưới đây là 5 cách hiệu quả để phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non:

Khuyến khích trò chơi tương tác

Trò chơi là phương tiện tuyệt vời để trẻ học cách tương tác với người khác. Tổ chức các hoạt động nhóm như trò chơi đóng vai, xây dựng khối, hay các trò chơi đòi hỏi sự hợp tác. Qua đó, trẻ sẽ học được cách chia sẻ, luân phiên, và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Ví dụ, bạn có thể tổ chức trò chơi "Xây dựng thành phố" nơi mỗi trẻ phải đóng góp một phần vào việc xây dựng một thành phố thu nhỏ bằng các khối gỗ.

Dạy trẻ nhận biết và quản lý cảm xúc

Giúp trẻ hiểu và đặt tên cho cảm xúc của mình là bước đầu tiên trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc. Sử dụng sách truyện, hình ảnh, hay các hoạt động nghệ thuật để giúp trẻ nhận biết các cảm xúc khác nhau. Dạy trẻ các kỹ thuật đơn giản để quản lý cảm xúc như hít thở sâu khi tức giận hoặc buồn bã. Ví dụ, bạn có thể tạo ra "Góc cảm xúc" trong lớp học, nơi trẻ có thể đến để bình tĩnh lại và sử dụng các công cụ như bóp stress hay sách về cảm xúc.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ nhu cầu, ý kiến và cảm xúc của mình. Dạy trẻ cách lắng nghe khi người khác nói và đợi đến lượt mình. Tổ chức các hoạt động như "Giờ chia sẻ" nơi mỗi trẻ có cơ hội nói về một điều gì đó quan trọng với mình. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng nói trước đám đông mà còn dạy trẻ cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Tạo cơ hội cho trẻ giải quyết xung đột

Xung đột là một phần không thể tránh khỏi trong các tương tác xã hội. Thay vì can thiệp ngay lập tức khi trẻ có mâu thuẫn, hãy hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Dạy trẻ các bước cơ bản như nói ra cảm xúc của mình, lắng nghe người khác và cùng nhau tìm ra giải pháp. Ví dụ, khi hai trẻ tranh giành một đồ chơi, bạn có thể hướng dẫn chúng thảo luận và tìm ra cách chơi cùng nhau hoặc luân phiên sử dụng đồ chơi đó.

Khuyến khích sự đồng cảm và lòng tốt

Dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc của người khác và phản ứng một cách phù hợp. Sử dụng các câu chuyện hoặc tình huống giả định để thảo luận về cảm xúc và hành động của nhân vật. Khuyến khích trẻ thực hiện các hành động tử tế nhỏ như an ủi bạn đang buồn hoặc giúp đỡ bạn gặp khó khăn. Tạo ra "Bảng hành động tử tế" trong lớp học, nơi ghi nhận những hành động đẹp của trẻ, để khuyến khích và tạo động lực cho các hành vi tích cực.

Qua bài viết trên được chia sẻ chi tiết bởi AIA Việt Nam, chắc hẳn bố mẹ đã hiểu được kỹ năng xã hội là gì? Tầm quan trọng và những kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Có thể nói mỗi đứa trẻ không thể tự nhiên giỏi kỹ năng xã hội nếu không có sự hướng dẫn, giáo dục của bố mẹ. Vì vậy, ngay từ khi con chập chững biết đi, bập bẹ biết nói hãy dạy cho con những kỹ năng xã hội cần thiết.

Xem thêm: 5 cách ba mẹ giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Nguồn tham khảo:

[1] 8 Important Social Skills For Kids And How To Teach Them

[2] Young Children Share the Spoils After Collaboration

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ