Bài viết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? Các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

31/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một dạng rối loạn nhân cách đặc biệt nghiêm trọng và phổ biến trong xã hội hiện nay.Bạn nên hiểu rõ về đặc điểm của những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội để có biện pháp điều trị, trợ giúp họ trong cuộc sống.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là tình trạng sức khỏe tâm thần không bình thường, biểu hiện ở việc không quan tâm đến đúng sai, phớt lờ các quyền cũng như cảm xúc của người khác.

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có xu hướng cố tình làm cho người khác tức giận hoặc khó chịu. Họ có thói quen thao túng và đối xử với người khác một cách khắc nghiệt hoặc thờ ơ tàn nhẫn. Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường không biết hối hận về những hành vi của mình.

Nguyên nhân

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Chưa có những nghiên cứu cụ thể về lý do chính xác dẫn đến chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nhưng cả yếu tố di truyền và trải nghiệm xã hội đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. [1] Cụ thể:

  • Người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn.

  • Gia đình có bố hoặc mẹ lạm dụng rượu, chất kích thích, thường xuyên xảy ra xung đột giữa bố mẹ và cách nuôi dạy con cái khắc nghiệt, không nhất quán

  • Những cú sốc về tâm lý khi còn bé (ví dụ như bị lạm dụng…) có thể góp phần gây ra rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

  • Tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc các rối loạn nhân cách khác hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần….

Nguyên nhân lớn nhất gây rối loạn nhân cách chống đối xã hội là trải nghiệm sống từ bé

Triệu chứng

Các triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường lặp đi lặp lại. Biểu hiện rõ nhất ở những điểm sau đây:

  • Nói dối để lợi dụng người khác

  • Sử dụng sự quyến rũ hoặc trí thông minh để thao túng người khác vì lợi ích hoặc niềm vui cá nhân.

  • Có vấn đề với pháp luật, bao gồm cả hành vi phạm tội.

  • Trở nên thù địch, hung hăng, bạo lực hoặc đe dọa người khác.

  • Không cảm thấy tội lỗi khi làm hại người khác.

  • Làm những việc nguy hiểm mà không quan tâm đến sự an toàn của bản thân hoặc người khác.

  • Vô trách nhiệm và không hoàn thành trách nhiệm công việc hoặc tài chính

  • Người bệnh có thể dễ bị kích động và phản ứng quá mức trong những tình huống xã hội

Các biểu hiện này có thể gây khó khăn cho người bệnh trong việc tương tác xã hội và có thể dẫn đến sự cô độc và cảm giác cô lập.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là một loại bệnh mạn tính, tình trạng bệnh suốt đời. Tuy nhiên ở một số người hành vi phá hoại và tội phạm có thể giảm dần theo thời gian.

Xem thêm: Hội chứng sợ giao tiếp xã hội là gì? 

Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường không biết hối hận về những hành vi của mình.

Tác hại của bệnh chống đối xã hội

Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội (ASPD) không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người bệnh mà còn lan rộng đến những người xung quanh và xã hội, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Gia đình và bạn bè: Người thân của người mắc ASPD thường phải chịu đựng căng thẳng, lo lắng và đau khổ do hành vi lạm dụng, lừa dối và thiếu trách nhiệm của người bệnh. Mối quan hệ gia đình thường bị rạn nứt, dẫn đến sự đổ vỡ và mất mát tình cảm.

  • Xã hội: ASPD cũng mang lại nhiều vấn đề cho xã hội. Người mắc ASPD thường vi phạm pháp luật, gây rối trật tự và bất ổn trong cộng đồng. Chi phí xã hội cho việc xử lý tội phạm, hỗ trợ pháp lý và chăm sóc sức khỏe tâm lý cho người bệnh cũng rất cao.

  • Nơi làm việc: Trong môi trường làm việc, người mắc ASPD có thể gây xung đột, giảm hiệu quả công việc và gây tổn hại cho đồng nghiệp và tổ chức. Họ có thể lạm dụng quyền lực, lừa dối và thiếu trung thực, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của tổ chức.

    Xem thêm: Trầm cảm cười là gì? Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của rối loạn chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một mối nguy hiểm với cuộc sống hiện tại. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người bệnh, gia đình, người thân của họ mà còn gây ra rất nhiều hệ luỵ cho cuộc sống.

Tăng số lượng tội phạm nguy hiểm

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nhiều khả năng phạm tội và phải ngồi tù. Những cá nhân mắc bệnh không đủ khả năng để chữa trị và cải thiện thì sẽ càng làm tăng số lượng tội phạm nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn và an ninh xã hội.

Tăng tỉ lệ người thất nghiệp, vô gia cư

Theo NHS, các cá nhân mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng có thể có nhiều khả năng trở thành người vô gia cư, thất nghiệp và gặp các vấn đề về mối quan hệ.

Tăng tỉ lệ người sử dụng rượu bia và chất kích thích

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có tỉ lệ lớn phải đến các cơ sở điều trị lạm dụng chất gây nghiện. Một nghiên cứu nhỏ năm 2021 cho thấy 15% những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu đang tìm cách điều trị cũng mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một mối nguy hiểm với chính họ và người xung quanh

Cách điều trị

Điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường là một quá trình phức tạp và kéo dài. Tuy nhiên, những phương pháp dưới đây có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh:

Liệu pháp nói chuyện

Liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), sử dụng ngôn ngữ nói chuyện để điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Đây là một liệu pháp trò chuyện nhằm giúp một người quản lý các vấn đề của họ bằng cách thay đổi cách họ suy nghĩ và các hành xử.

Một dạng trị liệu tương tự như CBT là MBT cũng rất phổ biến. Nhà trị liệu sẽ khuyến khích người đó xem xét cách họ suy nghĩ và trạng thái tinh thần của họ ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào.

Cộng đồng trị liệu dân chủ (DTC)

DTC là một phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội và ngày càng trở nên phổ biến trong các nhà tù. Đây là loại trị liệu nhằm giải quyết những nhu cầu về cảm xúc và tâm lý của người bệnh. Cụ thể, nó dựa trên nguyên tắc tạo ra một cộng đồng, một môi trường mà cả tất cả tù nhân đều được đóng góp, tham gia vào biểu quyết các quyết định chung của cộng đồng.

Thời gian trị liệu của phương pháp này là 18 tháng. Yếu tố quyết định của người bệnh khi tham gia phương pháp trị liệu này đó là sự sẵn sàng trở thành một phần của cộng đồng, tham gia vào nhóm và tuân thủ quy định.

Cởi bỏ mọi rào cản để trở thành một phần của cộng đồng

Thuốc

Có rất ít nghiên cứu khuyến khích sử dụng thuốc để điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tuy nhiên vẫn có một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh.

Carbamazepine và lithium là 2 loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như hung hăng và hành vi bốc đồng. Ngoài ra còn có một số loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể cải thiện sự tức giận và các triệu chứng rối loạn nhân cách nói chung.

Lời kết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một căn bệnh nguy hiểm và khó khăn với cả người bệnh và những người thân yêu của họ. Hy vọng qua bài viết này AIA đã cung cấp thêm cho bạn cho thông tin, hy vọng và phương pháp để tận lực hỗ trợ và điều trị cho người bệnh.

 

Nguồn tham khảo:

[1] HM Prison and Probation Service and NHS England - Practitioner guide: working with people in the criminal justice system showing personality difficulties, 2020

[2] Mark Zimmerman, MD, Rhode Island Hospital

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ