Bài viết

3 dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ ở trẻ em

04/11/2023 dot 3 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một nhóm các rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và phát triển kỹ năng của trẻ em. Các triệu chứng của rối loạn tự phổ tự kỷ có thể khác nhau ở mỗi trẻ và có thể thay đổi theo thời gian. Một số trẻ có thể có các triệu chứng nặng, trong khi một số khác có thể chỉ có các triệu chứng nhẹ. Bài viết dưới đây AIA Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn 3 dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ ở trẻ em và nguyên nhân trẻ mắc chứng này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là gì

 

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật phát triển do sự khác biệt trong cấu trúc não. Những người bị rối loạn tự phổ thường gặp vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội, và có những hành vi lặp đi lặp lại hoặc sở thích bị hạn chế. Họ cũng có thể gặp các vấn đề trong phát triển các kỹ năng. Mặc dù người không mắc rối loạn tự phổ cũng có thể có một số triệu chứng này nhưng mức độ ở người mắc rối loạn tự phổ nghiêm trọng hơn và có thể làm cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn.

3 dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ nhẹ ở trẻ

Chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có thể gây ra nhiều điểm khác biệt trong quá trình phát triển, đặc biệt là về các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ. Trẻ có thể phát triển ngôn ngữ chậm hay có sự khác biệt trong cách chúng tương tác với gia đình, bạn bè. Những dấu hiệu này dừng ở mức nhẹ và thường không được gia đình và bác sĩ chú ý. Tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu rối loạn tự kỷ nhẹ ở trẻ dưới đây:

Trì hoãn hoặc thiếu tập trung

 

Trẻ có thể phớt lờ cha mẹ của chúng

Trì hoãn hoặc thiếu tập trung là một trong những khác biệt dễ nhận biết giữa trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và trẻ em không mắc chứng này. Biểu hiện là trẻ thường liên tục nhìn chéo qua lại giữa một sự vật hoặc một người khác một cách không kiểm soát. Các kỹ năng giao tiếp xã hội bị trì hoãn.

Trẻ em bị phổ tự kỷ có thể dường như không chú ý đến cha mẹ, phớt lờ những hành động chơi đùa hay trò chuyện của cha mẹ với chúng. Điều này khiến nhiều cha mẹ nghĩ trẻ có vấn đề về thính giác thay vì một dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Khi đứa trẻ cần lấy gì đó, chúng không chỉ vào nó và nhờ cha mẹ lấy giúp. Thay vào đó, chúng cầm tay cha mẹ đến tận nơi để lấy, đôi khi là đặt hẳn tay cha mẹ lên vật đó. 

Xem thêm: Hội chứng Asperger với Tự kỷ: Khác biệt như thế nào?

Phát triển ngôn ngữ chậm

 

Trẻ em bị rối loạn tự phổ thường phát triển ngôn ngữ chậm

Phát triển ngôn ngữ chậm là một dấu hiệu phổ biến ở hầu hết trẻ em mắc rối loạn tự kỷ, ảnh hưởng đến quá trình học nói và cả giao tiếp không ngôn ngữ của trẻ. Bạn có thể nhận thấy những khác biệt như sau:

  • Một trẻ em thuộc phổ tự kỷ có thể có các từ để đặt tên cho sự vật nhưng thường không sử dụng tên đó để yêu cầu người khác lấy cho chúng khi cần. Và trẻ cùng thường sử dụng được các từ chỉ sự vật trước khi sử dụng từ để gọi các thành viên trong gia đình.

  • Trẻ em thuộc phổ tự kỷ có thể lặp lại những gì chúng nghe thấy trong một thời gian dài. Chúng cũng có thể lặp lại đoạn hội thoại từ phim hoặc cuộc trò chuyện với giọng điệu của người nói.

  • Một số trẻ em được chẩn đoán mắc rối loạn tự kỷ có vẻ như đã phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn ngữ của họ có thể không bình thường, họ có thể nói giống như người lớn trong khi còn là một đứa trẻ.

Gặp vấn đề trong phát triển kỹ năng

Trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp vấn đề trong phát triển kỹ năng. Trẻ có thể phát triển một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó đột ngột hoặc dần dần ngừng sử dụng. Trẻ cũng có thể trở nên xa lánh xã hội hơn. Sự thay đổi này được gọi là thụt lùi về kỹ năng. Bên cạnh đó, trẻ cũng gặp khó khăn để phát triển thêm các kỹ năng mới khi dần trưởng thành.

Xem thêm: 5 loại rối loạn ăn uống phổ biến kèm triệu chứng chi tiết

Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

 

Cha mẹ khi lớn tuổi mới sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tự phổ ở con nhỏ

Cả yếu tố di truyền và môi trường đều có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ. Một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tự kỷ.

  • Một số đột biến gen và các rối loạn gen khác.

  • Cha mẹ khi lớn tuổi mới sinh.

  • Cân nặng lúc sinh thấp.

  • Rối loạn, mất cân bằng trao đổi chất.

  • Tiếp xúc với kim loại nặng và các độc tố từ môi trường sống.

  • Mẹ có tiền sử bị nhiễm virus.

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ nên quan tâm con của mình hơn

Dưới đây là câu trả lời cho hai câu hỏi thường gặp về chứng rối loạn phổ tự kỷ:

Rối loạn phổ tự kỷ có nguy hiểm không?

Rối loạn phổ tự kỷ không phải là một căn bệnh nguy hiểm hay gây tử vong, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ em và gia đình. Trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe, phát triển kỹ năng, tâm lý hay xã hội. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để giúp trẻ em phát huy tiềm năng và hòa nhập vào cộng đồng.

Rối loạn phổ tự kỷ có hết không?

Rối loạn phổ tự kỷ thường là một tình trạng kéo dài đến hết đời và không có phương pháp điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng của trẻ có thể nhẹ hơn khi chúng lớn hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu và học cách để ngăn chặn chứng rối loạn phổ tự kỷ xảy ra.

Kết luận:

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng có thể cản trở trẻ có một cuộc sống hạnh phúc. Dấu hiệu của chứng này có thể khác nhau ở mỗi trẻ và có thể thay đổi theo thời gian. Cha mẹ cần chú ý đến các con của mình nhiều hơn để có thể phát hiện sớm chứng rối loạn tự phổ nếu có. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có dấu hiệu của bệnh này, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và đánh giá kỹ lưỡng. Càng sớm phát hiện và điều trị thì càng tốt cho sự phát triển của trẻ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Xem thêm: 7 tác động của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ đến người bệnh

 

Nguồn tham khảo:

[1] Signs and Symptoms of Autism Spectrum Disorder, cdc

[2] 3 Early Signs of Autism Spectrum Disorder (ASD), healthychildren

[3] Marc S. Lener, Kristeen Cherney & Jill Seladi-Schulman, Everything You Need to Know About Autism Spectrum Disorder (ASD), healthline, 2021

[4] Autism Spectrum Disorder, my.clevelandclinic

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ