Bài viết

Đau dạ dày nên ăn, kiêng ăn gì để giảm đau mau khỏi

17/8/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Khi bị đau dạ dày, thực phẩm được sử dụng để nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Chính vì vậy, nắm được đau dạ dày không nên ăn gì và nên ăn gì sẽ là lưu ý quan trọng để giữ gìn sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nhiều người Việt Nam. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp viêm loét dạ dày, với khoảng 80% các ca mắc bệnh liên quan đến loại vi khuẩn này. Trong số những người nhiễm HP, khoảng 25% không phát triển loét dạ dày cho đến khi họ có những thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc uống rượu bia, làm gia tăng điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc sử dụng kháng sinh với liều cao có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong dạ dày. Đồng thời, dùng thuốc giảm đau thường xuyên cũng làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ tổn thương.

  • Stress: Căng thẳng kéo dài là một yếu tố làm gia tăng co bóp dạ dày và kích thích tiết acid dịch vị, dẫn đến mất cân bằng độ pH và tổn thương niêm mạc dạ dày.

  • Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích: Nicotin trong thuốc lá làm tăng sản xuất acid dạ dày và cản trở quá trình phục hồi của niêm mạc. Cồn trong rượu và bia gây hại cho niêm mạc dạ dày, làm suy giảm chức năng hấp thu và gây ra bào mòn dạ dày.

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen ăn uống không hợp lý, như ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa làm việc khác như xem TV hoặc đọc sách, ăn muộn, và tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng là những yếu tố gây ra tình trạng dạ dày hoạt động quá mức, dẫn đến loét dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng sau đây, có thể bạn đang đối mặt với vấn đề về dạ dày:

  • Cảm giác không ngon miệng, chướng bụng: Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề, có thể là do dạ dày hoạt động kém hiệu quả.
  • Ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị: Những triệu chứng này thường do lượng axit dạ dày dư thừa bị đẩy ngược lên miệng, gây khó chịu và nóng rát.
  • Buồn nôn: Buồn nôn thường xảy ra khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách và bị đẩy ngược ra ngoài.
  • Xuất huyết từ dạ dày: Đây là triệu chứng nghiêm trọng cho thấy niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương nặng nề, cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Đau ở vùng thượng vị và bụng: Thường là cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị hoặc bên trái phía trên của bụng. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của đau dạ dày.
  • Ho kéo dài không rõ nguyên nhân: Ho dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ ràng cũng có thể liên quan đến bệnh dạ dày.
  • Rối loạn trong việc bài tiết phân: Thay đổi trong việc bài tiết phân, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón, có thể là dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn đang gặp vấn đề.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Chuối

Chuối, đặc biệt là chuối xanh, là loại quả này được nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành khuyên dùng cho người bị dạ dày vì chuối cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi giúp trung hòa axit trong dạ dày. [1]

Ngoài ra, chuối còn chứa kali giúp duy trì huyết áp, điều chỉnh nồng độ natri trong máu, tránh tổn thương mạch máu. Chất xơ hòa tan pectin trong chuối còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày, khắc phục các vấn đề về tiêu hóa và táo bón.

Táo

Trong quả táo có chứa chất Polyphenol như flavonoids và anthocyanins [2] giúp ức chế sự phát triển của H. pylori, giảm thiểu tình trạng đau bụng hay khó chịu của dạ dày.

Bên cạnh đó, táo có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời hạn chế các yếu tố gây bệnh dạ dày phát triển. Ngoài ra, vỏ táo có chứa một lượng lớn pectin [3] , nhằm thúc đẩy việc bài tiết, nhờ đó, giảm táo bón, hay các triệu chứng viêm đau dạ dày.

Bánh mì

Tình trạng đau, trào ngược hay bị viêm loét dạ dày xảy ra là do bị dư thừa axit dạ dày. Chính vì vậy, do bánh mì là thực phẩm khô, nên có khả năng thấm hút được lượng axit dư thừa đó. Nhờ vậy, người bị đau dạ dày sẽ dần cảm thấy thoải mái, cơn đau thuyên giảm, bảo vệ được niêm mạc dạ dày.

Mật ong

Mật ong được biết đến với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Đối với người bị đau dạ dày, mật ong sẽ ức chế các vi khuẩn có hại, kiểm soát tình trạng dạ dày nếu được sử dụng thường xuyên.

Bên cạnh đó, mật ong có chưa các nhóm vitamin và axit folic giúp nâng cao sức khỏe, chữa lành nhanh những vết loét dạ dày. [4]

Xem thêm: Uống chanh mật ong có tác dụng gì? 7 lợi ích khi dùng mỗi ngày

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa probiotic, probiotic là vi khuẩn giúp mang lại lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Nhờ vậy, giảm thiểu và ức chế các loại vi khuẩn gây ra bệnh dạ dày.

Tuy nhiên, thực phẩm giàu lợi khuẩn có thể không phù hợp với những người bị đau bụng kèm theo nôn mửa và tiêu chảy. Nhưng men vi sinh có thể được sử dụng để bổ sung vi khuẩn tốt trong ruột

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho dạ dày như kali, canxi, magie và các khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, nước dừa cũng được chuyên gia khuyên dùng vì không chỉ ngăn ngừa các bệnh về đường tiết niệu, mà còn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Xem thêm: Uống nước dừa mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ không?

Đậu bắp

Đậu bắp được xem như một dược liệu rất tốt cho các vấn đề về dạ dày bởi chứa nhiều loại dưỡng chất như vitamin B, vitamin C, vitamin E, carotene,…

Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp là một loại hợp chất: antioxidants, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. [6] Từ đó, nó giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương ở dạ dày, đồng thời, bảo vệ, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc. Nhờ vậy, cải thiện được tình trạng đau dạ dày một cách đáng kể.

Gừng

Gừng có khả năng giúp chống buồn nôn. Có thể sử dụng gừng để giảm tình trạng bệnh bằng cách: cắt lát hoặc nghiền nát gừng tươi và cho vào nước nóng (nên pha loãng). Nhấm nháp nước gừng này có thể giúp giảm đau bụng do đau dạ dày.

Nhờ khả năng loại bỏ lượng axit dư thừa và là thực phẩm có tính nóng [9], gừng là một phương pháp giúp ức chế vi khuẩn gây hại cho dạ dày.

Tỏi

Tỏi ta và tỏi đen đều là những thực phẩm mà người bị đau dạ dày có thể sử dụng. Tỏi là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như: hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, vitamin C [10], … giúp nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, tỏi chứa các hợp chất kháng viêm như allicin, sulfide hữu cơ và flavonoid. Các hợp chất này làm giảm sưng viêm và mức độ tổn thương trong niêm mạc dạ dày, giảm đau và khó chịu.

Đu đủ

Đu đủ là loại quả chứa beta-carotene [7], là các chất chống oxy hóa phù hợp với người đau dạ dày. Do đó, thực phẩm này có thể hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, giúp thúc đẩy khả năng hồi phục vết thương và viêm nhiễm. [8]

Bên cạnh đó, vitamin C, A và enzyme giúp thúc đẩy tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây bệnh, nhờ vậy hỗ trợ các triệu chứng của bệnh dạ dày, giảm nguy cơ xuất huyết.

Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm giàu omega 3. Trong đó, omega 3 là chất béo lành mạnh vì ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, thì omega 3 còn có khả năng kháng viêm, chữa vết thương hiệu quả.

Chính vì vậy, sử dụng cá hồi giúp người bị đau dạ dày khỏe mạnh hơn, giảm căng thẳng và thúc đẩy sự chữa lành các vết thương dạ dày nhanh hơn.

Đau dạ dày không nên ăn gì?

Ở phía trên, bài viết đã đề cập đến những thực phẩm mà người dạ dày nên ăn. Vậy người đau dạ dày không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

  • Đồ ăn dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể kể đến như những món ăn được chế biến sẵn, đồ chiên rán,… Những món ăn này tác động trực tiếp đến quá trình phục hồi của niêm mạc dạ dày vì chúng khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, trao đổi chất của cơ thể.

  • Rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích: Trong chất kích thích có chứa nicotine sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của niêm mạc. Còn rượu bia, đồ uống có cồn sẽ bào mòn dạ dày, làm dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

  • Hạn chế đô ăn cay nóng: Những gia vị cay nóng sẽ khiến axit trong dạ dày tăng lên, không những khiến quá trình chữa vết thương bị gián đoạn, mà còn khiến cho cơn đau dạ dày nặng thêm.

  • Thực phẩm chứa đường, sữa: Đường và sữa là thực phẩm có chứa đường lactose . Đây là một loại chất mà cơ thể nhiều người không dung nạp được. Chính vì vậy, nếu bạn bị dạ dày hay các triệu chứng khó tiêu, bạn nên hạn chế các sản phẩm từ đường, sữa để giảm được tình trạng đau bụng.

  • Thực phẩm lên men, có vị chua: Các thực phẩm thuộc nhóm này có thể kể đến là: dưa muối, kim chi, … Những món ăn này sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên, và khiến lớp bảo vệ niêm mạc bị bào mòn, tổn thương. Khi ăn sẽ có các triệu chứng như: ợ chua, bụng khó chịu. Tuy nhiên, có một loại thực phẩm lên men mà người đau dạ dày có thể sử dụng chính là sữa chua. Vì trong sữa chua chứa một loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày là probiotic, nên tuy sữa chua là thực phẩm lên men nhưng sẽ không gây hại cho người bị bệnh dạ dày.

Bài viết trên đã đưa ra những gợi ý đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết để bạn có thể cải thiện sức khỏe qua lựa chọn những thực phẩm thích hợp.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Nguồn tham khảo:

[1] G H Rabbani, Green banana-supplemented diet in the home management of acute and prolonged diarrhoea in children, 2010

[2] FoodData Central, Apples, red delicious, with skin, raw, 2020

[3] Lin Xu 1, Wenkui Yu, Jun Jiang, Xiaobo Feng, Ning Li, Efficacy of pectin in the treatment of diarrhea predominant irritable bowel syndrome, 2015

[[4] S D Ladas 1, D N Haritos, S A Raptis, Honey may have a laxative effect on normal subjects because of incomplete fructose absorption, 1995](https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7491882/#:~:text=Honey contains fructose in excess,abdominal symptoms and%2For diarrhea.)

[5] Mark S Riddle, Herbert L DuPont, Bradley A Connor, ACG Clinical Guideline: Diagnosis, Treatment, and Prevention of Acute Diarrheal Infections in Adults, 2016

[6] Antimicrob Agents Chemother, Synergistic Effect of the Flavonoid Catechin, Quercetin, or Epigallocatechin Gallate with Fluconazole Induces Apoptosis in Candida tropicalis Resistant to Fluconazole, 2014

[7] FoodData Central, Papayas, raw. U.S. Department of Agriculture,2019.

[8] Hulikere, M. M., et al, Comparative analysis of papain from different varieties of papaya plant latex. International Journal of Agricultural and Food Science, 2014

[9] Bộ y tế cục an toàn thực phẩm, Công dụng của gừng, 2015

[10] FOODDATA CENTRAL, Garlic, raw, 2020

[11] Khodarahmi M, Azadbakht L. Dietary fat intake and functional dyspepsia. Adv Biomed Res. 2016

[12] National Institutes of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Eating, Diet, & Nutrition for Viral Gastroenteritis.

[13] Lindsey DeSoto, RD, What Not to Eat When Your Stomach Is Upset, and What to Eat Instead, 2022

[14] Cynthia Taylor Chavoustie, Lactose intolerance: What you need to know, 2023

[15] Jillian Kubala, What to Eat and What to Avoid with Gastritis, 2023

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ