Bài viết

Vỏ khoai lang có ăn được không? Lợi hay hại ra sao?

13/10/2024 dot 7 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Nhiều người khi ăn khoai sẽ bỏ vỏ, nhiều người lại không. Vậy vỏ khoai lang có ăn được không? Ăn vỏ khoai lang thì có lợi và hại gì? Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Dinh dưỡng có trong vỏ khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm gần gũi với người đời sống của người Việt, trong khoai lang có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Và vỏ khoai lang cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng không ngờ tới. Trong một củ khoai lang khoảng 146g, nguyên vỏ đã cung cấp 130 calories, 3 g chất đạm, vitamin A, vitamin C cùng kali. 

Ngoài ra trong vỏ khoai lang còn có các chất chống oxy hóa như beta carotene, axit chlorogenic, vitamin C và E. Khoai lang tím còn chứa anthocyanin. Những chất này giúp ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Vỏ khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

2. Vỏ khoai lang có ăn được không? Các lợi ích khi ăn vỏ khoai lang

Vỏ khoai lang có ăn được không? Vỏ khoai lang không chỉ có thể ăn được mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: 

2.1 Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá

Vỏ khoai lang giàu chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, giúp tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Vỏ khoai lang cũng chứa prebiotics nuôi vi khuẩn có lợi, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch. 

Đồng thời, vỏ khoai lang còn nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào đường tiêu hóa, giảm nguy cơ viêm nhiễm và bệnh lý. Ăn khoai lang cả vỏ giúp tận dụng tối đa dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa. 

2.2 Làm chậm quá trình lão hoá

Vỏ khoai lang giàu chất chống oxy hóa như quercetin và anthocyanin (trong khoai lang tím), vitamin C và hợp chất phenolic, giúp trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào và làm chậm lão hóa. 

Vỏ khoai lang cũng có một lượng nhỏ collagen, giúp duy trì độ đàn hồi của da và ngăn ngừa nếp nhăn. Vitamin A và C thúc đẩy tái tạo tế bào da, làm mờ vết thâm và cải thiện làn da.

Ăn vỏ khoai lang giúp làm chậm quá trình lão hóa

2.3 Tốt cho tim mạch

Chất xơ trong vỏ khoai lang giúp giảm cholesterol xấu (LDL), từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. Vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanin trong khoai lang tím, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giảm viêm. 

Kali trong vỏ khoai lang cũng giúp điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng cho tim. Hơn nữa, vỏ khoai lang không chứa cholesterol và ít béo, phù hợp cho chế độ ăn lành mạnh cho tim mạch. 

Xem thêm: Luộc khoai lang bao nhiêu phút? Bí quyết luộc khoai lang ngon, ngọt, bùi

2.4 Phòng chống bệnh ung thư

Chất anthocyanin trong vỏ khoai lang đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Sử dụng vỏ khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư dạ dày và ruột kết.

Ăn vỏ khoai lang cả vỏ hỗ trợ phòng chống bệnh ung thư

3. Các lưu ý khi ăn cả vỏ khoai lang để đảm bảo an toàn

Vỏ khoai lang chứa dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn khoai lang cả vỏ, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:

  • Chọn khoai tươi: Chỉ nên ăn vỏ khi khoai còn tươi mới, không có dấu hiệu nhiễm bẩn hay hư hỏng. Nếu thấy đốm nâu hoặc nâu sẫm trên vỏ, có thể khoai đã bị nhiễm vi khuẩn và không nên ăn. 

  • Rửa sạch: Trước khi chế biến, hãy rửa sạch khoai để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất độc hại có thể bám trên vỏ.

  • Cẩn thận với alkaloid: Vỏ khoai lang có chứa một lượng alkaloid, nếu ăn quá nhiều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Do đó, cần tiêu thụ với mức độ hợp lý. 

Qua bài viết trên của AIA Việt Nam, chắc hẳn bạn đã biết vỏ khoai lang có ăn được không. Ăn vỏ khoai lang không chỉ mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể mà còn góp phần giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số yếu tố như nguồn gốc và cách chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: 6 thực phẩm ''đại kỵ" với khoai lang, tuyệt đối không kết hợp chung

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.