Bài viết

Chuyên viên tài chính là gì? Những kỹ năng cần có ở chuyên viên tài chính

21/01/2025 dot 7 phút đọc
Y học thường thức

Chuyên viên tài chính là một trong những vị trí quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp, đóng vai trò trong việc quản lý tài chính, lập kế hoạch ngân sách và đưa ra các quyết định chiến lược tài chính. Vậy chuyên viên tài chính là gì và những kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên viên tài chính giỏi là gì? Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khám phá những kỹ năng cần có ở chuyên viên tài chính

1. Khái niệm "Chuyên viên tài chính" là gì?

Chuyên viên tài chính là gì? Chuyên viên tài tài chính hay chuyên viên tư vấn tài chính (Financial Advisor) là người đảm nhận vai trò hỗ trợ cá nhân hoặc doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản và đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Họ giúp khách hàng xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn bao gồm việc lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm, đầu tư và các chiến lược tài chính khác. 

Các chuyên viên tư vấn tài chính có thể làm việc cho các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng hoặc hoạt động độc lập với tư cách cá nhân.

Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc ở tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm,..

2. Các công việc chính của chuyên viên tài chính

Vậy công việc chuyên viên tài chính là gì? Công việc của chuyên viên tài chính có thể thay đổi tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhiệm vụ chính thường bao gồm các hoạt động sau đây:

2.1 Tổng hợp và phân tích số liệu tài chính

Chuyên viên tài chính chịu trách nhiệm hạch toán doanh thu và chi phí, đảm bảo các thông tin tài chính rõ ràng và minh bạch. Công việc này bao gồm xử lý séc, quản lý các khoản phải trả và phải thu cũng như xác nhận giao dịch ngân hàng.

2.2 Lập kế hoạch và chiến lược tài chính

Lập kế hoạch ngân sách và phân tích tài chính giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác về chi phí, giá cả và sản phẩm. Chuyên viên tài chính cũng hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch tài chính dài hạn và đưa ra chiến lược đầu tư.

2.3 Quản lý dòng tiền và đầu tư

Chuyên viên tài chính đảm nhận việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, từ việc lập kế hoạch chi tiêu đến dự báo tài chính và kiểm soát rủi ro. Họ cần đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có đủ tiền để hoạt động và đầu tư hiệu quả.

 

Chuyên viên tài chính giúp quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp

2.4 Định giá tài sản và tư vấn tài chính

Công việc phân tích tài chính giúp chuyên viên đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các báo cáo và chỉ số tài chính. Kết quả này giúp họ tư vấn cho lãnh đạo về các chiến lược đầu tư và quản lý tài chính.

2.5  Kiểm toán và quản lý rủi ro:

Dù không phải là kiểm toán viên chính thức nhưng chuyên viên tài chính vẫn phải kiểm tra các báo cáo tài chính để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định. Họ cũng xác định và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

3. Các vị trí công việc trong lĩnh vực chuyên viên tài chính

Ngành tài chính đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Với tiềm năng tăng trưởng mạnh nên nhu cầu tuyển dụng trong ngành này ngày càng cao. Dưới đây là các vị trí nổi bật trong ngành tài chính mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Giao dịch viên ngân hàng

Đây là vị trí phổ biến, đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt và kiến thức về tài chính với các nhiệm vụ chính sau:

  • Thực hiện giao dịch như mở tài khoản, tư vấn sản phẩm tài chính.

  • Quản lý tiền mặt, giải đáp thắc mắc khách hàng.

  • Hỗ trợ quảng bá, thu hút khách hàng mới.

Giao dịch viên tại các ngân hàng đều yêu cầu có nghiệp vụ tài chính

3.2. Phân tích tài chính

Đây là vị trí có mức lương cao và phải đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:

  • Đánh giá dữ liệu tài chính để đưa ra quyết định kinh doanh.

  • Dự báo tài chính và đưa ra khuyến nghị đầu tư.

3.3. Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh với công việc:

  • Tư vấn về cổ phiếu và các sản phẩm tài chính.

  • Thực hiện giao dịch, phân tích thị trường để đưa ra khuyến nghị đầu tư.

3.4. Thẩm định giá trị

Nhân viên thẩm định giá trị đánh giá giá trị tài sản và công ty, thực hiện các tác vụ sau:

  • Định giá bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu.

  • Đưa ra giải pháp kinh doanh hiệu quả dựa trên định giá tài sản.

3.5. Quản lý tài chính

Đây là vị trí đòi hỏi chuyên môn cao với nhiệm vụ chính:

  • Giám sát hoạt động tài chính, quản lý tiền mặt và tài sản.

  • Chuẩn bị báo cáo tài chính, đề xuất chiến lược đầu tư.

Các vị trí quản lý tài chính trong công ty đóng vai trò quan trọng 

4. Những kỹ năng cần có ở chuyên viên tài chính giỏi

Trong lĩnh vực tài chính, một chuyên viên tư vấn tài chính không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải sở hữu những kỹ năng quan trọng để hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định tài chính thông minh. Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần nắm vững.

4.1 Kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu

Chuyên viên tư vấn tài chính cần có khả năng phân tích số liệu và biểu đồ tài chính, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý. Bên cạnh đó, kiến thức về tài chính từ trường học cần được áp dụng vào thực tế để nâng cao khả năng phân tích và đánh giá thị trường.

4.2 Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Công việc này yêu cầu bạn thường xuyên tương tác với khách hàng, thu thập thông tin và cung cấp lời khuyên. Vậy nên ngoài sự tự tin, bạn cần có khả năng ứng biến linh hoạt, kiến thức vững về tài chính và khả năng thuyết phục khách hàng.

4.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một chuyên viên tư vấn tài chính giỏi cần có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đặc biệt khi đối mặt với những tình huống phức tạp hoặc yêu cầu sự sáng tạo. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về các sản phẩm tài chính, thị trường và nhu cầu của khách hàng, từ đó mới có thể đưa ra lời khuyên chính xác và kịp thời.

Chuyên viên tài chính cần trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề

4.4 Kỹ năng lập kế hoạch tài chính

Chuyên viên tư vấn tài chính cần phải biết cách quản lý tài chính cá nhân. Đặc biệt là việc kiểm soát chi tiêu và áp dụng các phương pháp tối ưu tài chính sẽ giúp bạn tư vấn hiệu quả cho khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín cá nhân trong công việc.

4.5 Khả năng dự đoán thị trường

Một chuyên viên tư vấn tài chính giỏi phải dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược tài chính phù hợp cho khách hàng. Kỹ năng này giúp bạn đi trước và luôn nắm bắt được các thay đổi trong ngành.

4.6 Kỹ năng sử dụng công nghệ và phần mềm tài chính

Việc thành thạo các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý tài chính, phân tích dữ liệu tài chính và các ứng dụng công nghệ khác giúp bạn làm việc nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này không chỉ giúp bạn xử lý các thông tin tài chính một cách hiệu quả mà còn nâng cao khả năng dự báo xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định tài chính thông minh.

4.7 Tư duy nhạy bén và linh hoạt

Với tư duy nhạy bén, bạn có thể nhận diện được những cơ hội và rủi ro trong các khoản đầu tư hoặc trong quá trình hoạch định tài chính. Kết hợp với tính linh hoạt, bạn có thể điều chỉnh chiến lược tài chính khi gặp phải sự thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc nhu cầu của khách hàng.

5. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của chuyên viên tài chính

Mức lương của chuyên viên tài chính có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như quy mô và loại hình doanh nghiệp cũng như năng lực và kinh nghiệm của từng cá nhân. Dưới đây là mức lương tham khảo cho vị trí này:

  • Lương trung bình: 18.600.000 VNĐ/tháng
  • Dải lương phổ biến: 13.900.000 – 18.600.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương thấp nhất: 4.600.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương cao nhất: 46.400.000 VNĐ/tháng

Đối với các chuyên viên tài chính cao cấp thì mức lương có thể cao hơn đáng kể. Theo khảo sát, mức lương của nhân viên tài chính cao cấp như sau:

  • Lương trung bình: 28.000.000 VNĐ/tháng
  • Dải lương phổ biến: 20.200.000 – 24.600.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương thấp nhất: 7.000.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương cao nhất: 51.000.000 VNĐ/tháng

Chuyên viên tài chính có thể đạt mức lương tương đối cao nếu có nhiều kinh nghiệm

6. Học gì để trở thành chuyên viên tài chính?

Để trở thành một Financial Analyst, yêu cầu tối thiểu về trình độ học vấn là cử nhân các ngành như:

  • Tài chính – Ngân hàng

  • Kế toán

  • Quản trị Kinh doanh

  • Các chuyên ngành liên quan khác

Các chuyên ngành này cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về tài chính, kinh tế, quản lý và các công cụ phân tích tài chính. Từ đó giúp bạn hiểu rõ cách thức hoạt động của thị trường tài chính.

Ngoài bằng cấp, bạn cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương trong lĩnh vực tài chính hoặc tư vấn tài chính để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết.

Học gì để trở thành chuyên viên tài xuất? 

Tóm lại, chuyên viên tài chính  đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển tài chính của doanh nghiệp. Để thành công trong vai trò này, ngoài kiến thức chuyên môn về tài chính, các kỹ năng như phân tích tài chính, quản lý rủi ro, giao tiếp và làm việc nhóm là cực kỳ cần thiết. AIA Việt Nam hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn và sẵn sàng chinh phục ngành nghề này trong tương lai.

Xem thêm: Deal lương là gì? Cách đàm phán lương thành công khi phỏng vấn

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.vietnamworks.com/hrinsider/kt_chuyen_nganh/ky-nang-vang-khong-the-thieu-khi-lam-chuyen-vien-tu-van-tai-chinh

  2. https://www.topcv.vn/chuyen-vien-tai-chinh

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ