Với cách tập dễ dàng và giúp cơ thể có thân hình săn chắc nên Squat trở nên phổ biến và được mọi người tập nhiều. Tuy với thao tác dễ dàng nhưng có rất nhiều người tập Squat không đúng tư thế dẫn tới dễ bị tổn thương và không hiệu quả. Vậy tập Squat đúng cách như thế nào? Cùng AIA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tư thế Squat cơ bản
Với bài tập Squat cơ bản sẽ tác động đến nhiều nhóm cơ nhất là vùng mông, hông, đùi và cũng hỗ trợ cho toàn bộ các nhóm cơ khác trên cơ thể. Tư thế Squat cơ bản đúng chuẩn chính là:
Đứng với 2 chân rộng bằng hông, các ngón chân hướng về phía trước.
Đẩy hông ra sau, uốn cong đầu gối với mắt cá chân và hơi mở rộng đầu gối khi bạn hạ xuống
Ngồi vào tư thế ngồi xổm trong khi đó vẫn giữ gót chân và ngón chân trên mặt đất, ưỡn ngực và đưa vai ra sau.
Cuối cùng đạt được tư thế song song, đầu gối uốn cong một góc 90 độ.
Nhấn gót chân và duỗi thẳng chân trở về tư thế đứng thẳng.
Hoàn thiện tư thế Squat đúng cách
Hoàn thiện tư thế Squat đúng cách
Để hoàn thiện tư thế Squat đúng cách bạn có thể thực hiện theo từng bước sau:
Bước 1: Đứng thẳng và 2 chân rộng bằng hông
Đứng thẳng dang hai chân rộng bằng hoặc hơn hông một chút và đặt hai tay lên hông.
Bước 2: Siết chặt cơ bụng
Đứng thẳng người, nhẹ nhàng kéo vai ra đằng sau, ưỡn ngực. Khi thở ra, cố gắng kéo rốn về phía sau để siết cơ bụng, giúp giữ cho cột sống và xương chậu được cố định.
Bước 3: Hạ cơ thể xuống giống như đang ngồi trên chiếc ghế vô hình
Đầu gối uốn cong và giữ phần cơ thể phía trên thẳng. Hạ người xuống hết mức có thể mà không nghiêng phần thân trên về phía trước quá nhiều.
Lưu ý: Không được để đầu gối đi quá xa về phía trước hoặc lõm vào trong mà hãy để đầu gối thẳng hàng với chân của bạn.
Bước 4: Duỗi chân thẳng để nâng người lên
Duỗi thẳng chân, cẩn thận không khóa đầu gối khi bạn đến tư thế đứng.
Lưu ý: Giữ gót chân bám sát mặt sàn khi bạn ngồi xổm, sau đó ấn gót chân xuống đất khi bạn đứng dậy để trở về vị trí cũ.
Bước 5: Lặp lại động tác
Động tác lặp lại từ 10 đến 15 lần.
>>> Tham khảo: Tập Squat có bị to chân không?
3 lỗi thường gặp khi tập Squat
Bài tập Squat với động tác dễ dàng nhưng mọi người hay mắc 3 lỗi sai sau:
Lỗi thứ nhất: Nháy mông
Lỗi nháy mông
Sai lầm nháy mông này được sử dụng để miêu tả khi đến gần cuối chỗ ngồi xổm và:
Xương chậu của người tập nghiêng về phía sau
Xương cụt nhét dưới và tạo ra một chút cong hoặc uốn cong ở cột sống thắt lưng
Lỗi thứ 2: Hông nâng lên quá nhanh
Lỗi hông nâng lên quá nhanh
Sai lầm này các bạn mắc phải khi tập sẽ rất khó phát hiện. Tuy nhiên đây chính là một vấn đề lớn khi nói đến căng thẳng và đau lưng dưới. Cho nên, khi bạn vươn lên khỏi phần cuối của tư thế ngồi xổm thì ngực và hông của bạn sẽ nâng lên với tốc độ xấp xỉ như nhau.
Lõi thứ ba: Thở
Lõi này hầu hết mọi người đều sẽ bỏ qua nhưng nó lại vô cùng quan trọng và ảnh hưởng. Trước khi tập bạn đã được khuyên hít vào khi đi xuống và thở ra khi đi lên. Nhưng khi tập bạn lại không kiểm soát đúng nhịp thở. Và để kiểm soát nhịp thở theo đúng cách thì mỗi khi bạn ngồi xổm:
Hít một hơi thật lớn vào bụng
Rồi gồng người lên và tiếp tục giữ hơi thở khi ngồi xuống
Sau đó thở ra khi bạn quay trở về tư thế ban đầu
Squat bao nhiêu cái 1 ngày là đủ?
Việc tập Squat có thể không làm bạn đau khi tập luyện hàng ngày (ngoại trừ bạn thực hiện hàng triệu lần hoặc giữ tạ nặng khi Squat). Để đạt hiệu quả bạn có thể đặt mục tiêu thực hiện mỗi ngày 3 hiệp từ 10 - 20 lần lặp lại và ít nhất là 3 lần/tuần. Với việc tập luyện như này giúp phần cơ dưới của bạn có thể luyện tập tốt và có thời gian để phục hồi..
>>> Tham khảo: 5 bài tập squat cho nam cho cơ săn chắc
Lợi ích của việc Squat mỗi ngày
Xây dựng cơ bắp phần dưới cơ thể
Theo nghiên cứu (1) đã chỉ ra Squat giúp bạn xây dựng cơ bắp ở phần dưới cơ thể. Vì Squat tập trung vào chân yêu cầu chuỗi cơ sau dưới của bạn bao gồm lưng dưới, cơ mông, gân keo và cơ bắp chân, các cơ này hoạt động cùng nhau khi bạn ngồi xổm người xuống và lùi lại.
Hỗ trợ hoạt động hiệu quả
Việc tập Squat thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp cho hoạt động của bạn được hiệu quả và dễ dàng hơn. Vì Squat có các thành phần của các chuyển động chức năng hàng ngày giống như ngồi xuống và đứng lên và đã được nghiên cứu (2) công bố trên tạp chí Khoa học Thể thao, Y học và Phục hồi chức năng BMC.
Cải thiện sự ổn định và tư thế khớp
Việc Squat không chỉ nhắm vào cơ bắp mà còn hỗ trợ đến ổn định, tư thế khớp. Theo nghiên cứu (3) đã cho thấy Squat có thể cải thiện mật độ khoáng của xương (BMD), điều này giúp tăng thêm sức mạnh cho bộ xương của bạn và duy trì xương chắc khỏe.
Ngoài ra còn có nghiên cứu (4) đã kết luận Squat có khả năng kích hoạt cơ cột sống cao gấp 4 lần so với Plank. Việc kích hoạt cơ cột sống giúp bạn đứng lên và hỗ trợ tư thế.
Đốt cháy calo, mỡ thừa
Squat giúp đốt cháy calo, mỡ thừa
Đối với việc giảm cân, đốt cháy calo thì Squat mỗi ngày có thể đạt hiệu quả cao. Theo như nghiên cứu (5) đánh giá: “Các bài tập luyện sức đề kháng (RT) để kiểm soát cân nặng nên tập trung vào các nhóm cơ lớn và những bài tập đó sử dụng các động tác tổng hợp, chẳng hạn như nâng tạ, nâng tạ và Squat kiểu Olympic”.
Cải thiện tính linh hoạt
Theo nghiên cứu (6), Squat được thực hiện trong một chuỗi động học khép kín liên quan đến khớp hông, đầu gối và mắt cá chân và đòi hỏi mức độ vận động đáng kể của hông, mắt cá chân cũng như ổn định của cột sống thắt lưng. Khi bạn tập Squat hàng ngày sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong các hoạt động.
>>> Xem thêm: 7 bài tập squat mông cho nữ tại nhà
Lời kết
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn sửa và tập squat đúng cách để đạt được hiệu quả mong muốn, tránh gây tổn thương. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và có được cơ thể săn chắc.