Bài viết

Tất tần tật về môn Kickboxing cho người mới bắt đầu

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tập luyện

Gần đây, kickboxing là môn thể thao "thời thượng" được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Vậy Kick Boxing là gì? Cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành, các kỹ thuật, luật chơi và những lợi ích của Kickboxing qua bài viết dưới đây nhé!

Kick Boxing là gì?

Kickboxing là môn thể thao có sự kết hợp của những cú đá karate với các động tác của bộ môn Muay Thái và thể dục nhịp điệu. Sự kết hợp giữa các bộ môn sẽ giúp nâng cao thể lực, rèn luyện sức khỏe, đồng thời giúp cơ săn chắc hơn.

Hiểu theo cách khác, kickboxing là một thuật ngữ chỉ các môn thể thao kết hợp giữa đá và đấm. Ví dụ, Pradal Serey từ Campuchia, Lethwei từ Miến Điện, yaw-yan từ Philippines, laotian muay từ Lào, Mushti Yudha từ Ấn Độ , Savate từ Pháp và Muay Thái… chính là những hình thức kickboxing.

Kickboxing là môn thể thao kết hợp bởi nhiều bộ môn khác nhau

Lịch sử hình thành Kickboxing

Kickboxing đã được hình thành từ rất lâu và có thể bắt nguồn từ võ thuật Đông Dương Muay Boran Muay Boran và phải triển thành Muay Thái hiện đại ngày nay.

Vào những năm 1950, một người Nhật có tên Tatsuo Yamada đã bắt đầu kết hợp karate và Muay Thái, đây là nền tảng của sự xuất hiện kickboxing.

Đến năm 1970, bộ môn kickboxing đã xuất hiện ở Mỹ và dần dần lan sang châu Âu. Từ đó, bộ môn này đã trở nên phổ biến và được coi là một loại hình thể thao.

Năm 1976, Hiệp hội Kickboxing thế giới (WKA) thành lập. Đây là một trong những tổ chức võ thuật đầu tiên trên phạm vi toàn cầu để xử phạt các trận đánh, tạo ra các hệ thống xếp hạng. Từ đó cũng hình thành nên các quy tắc Kickboxing chuẩn quốc tế hoặc tự do xác định cách bạn tấn công đối thủ.

Kickboxing và Boxing có gì khác nhau?

Nhiều người thường nhầm lẫn rằng, Boxing và Kickboxing là giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai bộ môn khác nhau mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết.

Đầu tiên, Boxing là một môn thể thao phổ biến và đã có từ rất lâu, được công nhận là bộ môn thi đấu chính thức trong Olympic.

Thứ hai, người chơi Boxing có thể tung những cú đấm vào đối thủ nhưng không được đánh dưới eo. Trong khi đó, chơi kickboxing có thể dùng cả tay và chân để tấn công đối thủ vào bất cứ vị trí nào.

Thứ ba, Kickboxing có thể biến đổi theo từng giai đoạn phát triển, còn Boxing thì vẫn giữ nguyên cách chơi, thể lệ… từ khi mới hình thành.

Thứ tư, Kickboxing là bộ môn mới ra đời và chưa được công nhận rộng rãi như Boxing

Kickboxing và Boxing có nhiều điểm khác nhau

Kỹ thuật trong Kickboxing

Kickboxing có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật của những cú đấm và những đòn đá. Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản trong Kickboxing.

Kỹ thuật đấm trong Kickboxing:

  • Jab: Là một đòn đấm thẳng này được sử dụng nhiều trong Kickboxing.

  • Hook: Là một cú đánh tạt ngang, vòng qua cơ thể với mục tiêu chủ yếu là phần đầu, mặt của đối thủ.

  • Straight: Là cú đấm thẳng tay sau vươn thẳng đến phần đầu của mục tiêu. Cú đấm này để phản công lại cú JAB của địch thủ.

  • Uppercut: Là cú đấm móc ngược từ dưới lên.

Kỹ thuật đá trong Kickboxing:

  • Roundhouse: Đá mặt trước của cẳng và bàn chân sao cho hông và đầu gối trên cùng một đường thẳng.

  • Front push (Front kick): Đá thẳng chân ra, đưa cao đầu gối và dồn sức mạnh vào gót chân.

  • Side push: Tương tự như Front push nhưng hướng đá lại nằm bên hông.

  • Back push: Tương tự như Front push nhưng hướng ra đòn lại là ở phía sau.

kick boxing là gì? - kick boxing là gì? (2)

Kickboxing có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật của những cú đấm và những đòn đá

5 Lợi ích của việc tập Kickboxing

Kickboxing là một bộ môn thể thao đem lại những lợi ích to lớn về sức khỏe. Nếu tập luyện thường xuyên, bạn có thể giảm mỡ bụng, giảm căng thẳng, tốt cho hệ tim mạnh. Bên cạnh nó, Kickboxing cũng là một môn tự vệ, giúp bạn tự tin hơn.

Giảm mỡ bụng: Kickboxing có thể giúp giảm mỡ bụng hiệu quả và an toàn. Tập luyện trong 40 phút có thể đốt cháy đến 700 calo. Việc giảm mỡ thừa này sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể bạn không chỉ thon gọn mà còn khỏe đẹp hơn.

Tốt cho tim mạch: Kick Boxing là bộ môn thể thao tốt cho tim mạch. Khi tập luyện, nhịp tim sẽ hoạt động nhanh hơn, giúp ích rất nhiều cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Từ đó, giúp duy trì sức khỏe tim mạch của bạn.

Giảm căng thẳng: Giảm stress, căng thẳng là một trong những lợi ích mà Kickboxing đem lại. Bộ môn này giúp giải tỏa tiêu cự, mệt mỏi, giúp bạn lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Tăng khả năng tự vệ: Tập Kick Boxing là cách để tăng khả năng tự vệ của bạn. Khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm bất khả kháng, bạn có thể vận dụng các động tác trong Kickboxing như đấm, jab, cross, hook,...để bảo vệ bản thân.

Tự tin hơn: Tập Kickboxing giúp bạn tư tin hơn. Với những cú đấm, đá được tung ra, cơ thể sẽ giải phóng hormon endorphins. Đây là loại hormone giúp bạn thấy yêu đời, sảng khoái và tăng sự tự tin bản thân.

Kickboxing là một bộ môn thể thao đem lại những lợi ích to lớn về sức khỏe

Luật trong Kickboxing

Kickboxing Việt Nam đang dùng bộ luật của Hiệp hội các Tổ chức Kickboxing Thế giới (WAKO) trong các nội dung thi đấu của mình. Có hai nội dung thi đấu đang được sử dụng phổ biến nhất, đó là luật Full Contact và Low Kick, bên cạnh đó cũng có Kick Light (Light Contact) đang được áp dụng.

Kickboxing Full Contact

Với luật Full Contact, võ sĩ sẽ thi đấu trên võ đài dây 4 góc tương tự như những bộ môn Boxing, Muay. Các kĩ thuật được sử dụng bao gồm::

  • Đòn tay: toàn bộ các đòn đấm thẳng, đấm móc, xúc.

  • Đòn chân: các đòn đá thẳng, đá ngang, vòng cầu, vòng cầu nghịch (crescent kick), xoay người, đá chẻ, đá bay, đá móc, quét chân (chỉ được quét từ mắt cá trở xuống).

Bên cạnh đó, trong mỗi hiệp đấu, võ sĩ cần phải tung ra ít nhất 6 đòn đá. Sau từng hiệp, trọng tài sẽ thống kê số lượng đòn và ra quyết định trừ điểm nếu các võ sĩ liên tiếp ra thiếu đòn.

Các võ sĩ có thể giành thắng lợi bằng các cách: tính điểm, knockout, trọng tài dừng trận, đối thủ phạm lỗi hay bỏ cuộc.

Nếu Trong một hiệp đấu, võ sĩ nào có 3 tình huống bị đánh choáng, đánh ngã, võ sĩ đó cũng sẽ bị xử thua knockout kỹ thuật (TKO).

Kickboxing Low Kick

Tương tự như luật Full Contact, tuy nhiên, luật Kickboxing Low Kick được cho phép mở rộng hơn về số lượng đòn cũng như những mục đích tấn công.

Theo đó, bên cạnh những cú đá cơ bản, luật Low Kick cho phép võ sĩ đá đối thủ bằng ống chân (các đòn phang ống). Với luật Low Kick, các đòn đá bằng ống chân và các đòn phang trụ đều hợp lệ. Bên cạnh đó, các võ sĩ không cần tính số lượng đòn đá trong mỗi hiệp thi đấu.

Kick Light (Light Contact)

Ở Việt Nam, nội dung Light Contact còn tương đối xa lạ ngay cả với những vận động viên thi đấu. Với các giải trong nước, chúng ta chỉ duy trì 2 nội dung chính là: Low Kick và Full Contact.

Trong luật Light Contact, thay vì thi đấu trên võ đài dây, võ sĩ sẽ thi đấu trên thảm (tatami) hình vuông và sẽ bị trừ điểm khi bước ra khỏi thảm trong giai đoạn thi đấu.

Các kĩ thuật của nội dung Light Contact gần giống với luật Low Kick nhưng phải kiểm soát lực và điểm chạm ra đòn.

Các võ sĩ thi đấu luật Light Contact không bị phạt số lượng đòn đá. Tuy nhiên, võ sĩ vẫn bắt buộc chủ động tấn công và ghi điểm.

Kickboxing Việt Nam đang dùng bộ luật của Hiệp hội các Tổ chức Kickboxing Thế giới (WAKO)

Lời kết

Kickboxing là bộ môn thể thao khá phổ biến, đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về bộ môn Kickboxing, kỹ thuật cũng như những luật chơi môn thể thao này.

 

Nguồn tham khảo:

Adrienne Santos-Longhurst, What Are the Benefits of Kickboxing?, Healthline, 2019

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ