Mức đốt cháy của bài tập đi cầu thang là 230 - 340 calo trong 30 phút
5 yếu tố tác động tới việc đốt calo khi tập thể dục
Có nhiều yếu tố tác động tới việc đốt calo khi tập luyện như cường độ cao, cân nặng, cân nặng, lượng mỡ và cơ trong cơ thể và cả thời gian luyện tập.
Cường độ tập luyện: Tập luyện càng nhiều, bạn sẽ càng đốt cháy nhiều calo bởi khi cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn thì lượng calo sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện với cường độ quá cao trong thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Cân nặng: Thông thường, những người nặng hơn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn. Nói cách khác, calo là thước đo năng lượng, vì vậy bạn càng nặng thì càng cần nhiều năng lượng để vận động cơ thể. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể lớn hơn có các cơ quan lớn hơn, vì vậy chúng cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động, dẫn đến đốt cháy nhiều calo hơn.
Lượng mỡ và cơ trong cơ thể: Cơ bắp cần nhiều năng lượng để duy trì hơn chất béo, vì vậy khi bạn tập thể dục, các mô cơ đó sẽ đốt cháy nhiều calo hơn. Có nghĩa là, bạn càng có nhiều cơ bắp, cơ thể sẽ càng đốt cháy nhiều calo.
Độ tuổi: Theo một nghiên cứu năm 2017 [2], bạn càng lớn tuổi thì khối lượng cơ bắp của bạn càng ít. Do đó, hãy tập luyện sớm nhất có thể và lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi của mình.
Thời gian tập luyện: Thời gian tập luyện của bạn càng dài sẽ giúp đốt cháy càng nhiều calo. Tuy nhiên, tập luyện quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy lên mục tiêu tập luyện và lập kế hoạch chi tiết để có thể đốt cháy calo hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhé!