Các cuộc vui chơi có thể gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt
Các cuộc nhậu hay tiệc tùng thường là tác nhân chính gây “đứt mạch” thói quen sinh hoạt. Nó dẫn đến tình trạng sau mỗi cuộc vui chơi thâu đêm xong thì bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn để đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không được sâu.
Để có thể đưa cơ thể về với nhịp sinh hoạt khoa học, hãy cố gắng mỗi ngày điều chỉnh cơ thể từ từ. Mỗi ngày dậy sớm hơn 5 phút, ngủ sớm hơn 5 phút sẽ là cách hiệu quả để điều chỉnh đồng hồ sinh học về đúng quỹ đạo.
#6: Ngủ ít hơn vào ban ngày
Ngủ “nướng” là cách nhiều người “tự thưởng” cho bản thân sau một tuần làm việc mệt mỏi. Điều này không có gì sai, tuy vậy, nó sẽ khiến bạn gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ trong các ngày tiếp theo.
Thường chúng ta sẽ thức khuya vào các ngày cuối tuần, khó ngủ vào đêm Chủ nhật và đi làm/ đi học với trạng thái mệt mỏi vào sáng thứ Hai.
Thời lượng giấc ngủ trưa cũng là điều cần lưu ý. Khoảng 45 - 90 phút là đủ để “sạc” lại năng lượng cho buổi chiều.
#7: Tránh sử dụng các loại chất kích thích
Đồ uống có cồn, cafe, thuốc lá, … là các tác nhân gây ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu (7) chỉ ra rằng cồn gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh Melatonin, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, cồn còn gây giảm lượng hormone tăng trưởng ( Human growth hormone HGH ), gây rối loạn chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh cồn, Caffeine cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bất chấp việc đem lại nhiều lợi ích như tăng khả năng tập trung, đẩy nhanh trao đổi chất, … việc sử dụng Caffine vào khoảng 6 tiếng trước giờ đi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ (8).
#8: Tăng cường hoạt động thể chất vào ban ngày
Thể dục thể thao là cách giúp chúng ta duy trì thể trạng khỏe mạnh và tâm trạng sảng khoái. Các hoạt động như chạy bộ, tập gym, tập yoga, … thúc đẩy quá trình tự hồi phục của cơ thể; kéo theo đó là Melatonin được tiết ra mạnh mẽ hơn, mang tới giấc ngủ chất lượng hơn.
Xem thêm: 5 bí quyết vàng giúp bạn ngủ nhanh và sâu giấc