Hiệu ứng Dunning-Kruger được mô tả các cấp độ dựa trên mức độ tự tin và khả năng
Hiệu ứng Dunning-Kruger là một hiện tượng tâm lý mô tả sự đánh giá sai lệch của cá nhân về khả năng của chính mình trong một lĩnh vực nào đó. Hiệu ứng này được đặt tên theo hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, người đã nghiên cứu và công bố về hiện tượng này vào năm 1999. Hiệu ứng Dunning-Kruger được mô tả như sau: người có trình độ hoặc năng lực không cao trong một lĩnh vực nào đó có xu hướng đánh giá khả năng của mình cao hơn thực tế. [1]
Nguyên nhân của hiệu ứng Dunning-Kruger có thể đến từ việc thiếu kiến thức và kỹ năng tự đánh giá bản thân. Những người có ít kinh nghiệm hoặc không có đủ năng lực trong một lĩnh vực có thể không nhận ra họ thiếu những kiến thức hay kỹ năng cần thiết để đánh giá đúng khả năng của mình.
Theo đó, họ có xu hướng tự đánh giá quá cao về bản thân, dẫn đến sự tự mãn và không có động lực để học hỏi và cải thiện. Một ví dụ điển hình về hiệu ứng Dunning-Kruger là một vận động viên cờ vua không chuyên đánh giá quá cao kỹ năng của họ trong giải đấu cờ vua sắp tới so với những đối thủ có năng lực. [2]
Cách thức Dunning-Kruger hoạt động trong đầu chúng ta
Khi không có kiến thức về lĩnh vực đang thảo luận, sự tự tin của một người gần như bằng không.
Tuy nhiên, khi bắt đầu có một chút kiến thức, sự tự tin của người đó tăng lên đáng kể, đạt đỉnh ở giai đoạn gọi là "Peak of Mount Stupid" (tạm dịch: đỉnh cao thiếu hiểu biết).
Và đến khi tiến hành nghiên cứu kỹ hơn, sự tự tin của người đó giảm sút mạnh mẽ, chạm đáy ở "Valley of Despair" (tạm dịch: thung lũng thất vọng).
Nếu tiếp tục tìm hiểu, sự hiểu biết và tự tin của người đó sẽ dần tăng trở lại trong giai đoạn "Slope of Enlightenment" (tạm dịch: dốc nghiêng khai sáng).
Khi trở nên am hiểu lĩnh vực đó, sự tự tin đạt mức độ ổn định, gọi là "Plateau of Sustainability" (tạm dịch: cao nguyên bền vững).
Những biểu hiện khi rơi vào hiệu ứng này bao gồm:
Đánh giá cao trình độ của mình.
Không nhận ra trình độ và sự tinh thông của người khác.
Không nhận ra sự thiếu sót của mình.
Có thể bạn quan tâm: Hiệu ứng mandela là gì?