Bài viết

Hội chứng sợ không gian hẹp: 5 cách Đơn Giản vượt qua nó

03/11/2023 dot 5 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Hội chứng sợ không gian hẹp là cảm giác sợ hãi khi ở trong những nơi chật hẹp hoặc đông người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc hội chứng này nhưng kết quả chúng đều cản trở bạn tận hưởng cuộc sống. Vậy làm sao để biết ai đó mắc hội chứng sợ không gian hẹp và có cách nào để vượt qua hội chứng này không. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là cảm giác sợ hãi khi ở trong những nơi chật hẹp hoặc đông người, chỗ kín thiếu ánh sáng,... Hội chứng này có thể bị kích thích bởi những tình huống như:

  • Ở trong một căn phòng hẹp, không có cửa sổ.

  • Mắc kẹt trong thang máy đông người.

  • Lái xe trên đường bị ùn tắc.

Ở trong những tình huống này, người bệnh có thể cảm thấy như đang bị hoảng loạn, sợ hãi tột độ và khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Hội chứng sợ không gian hẹp có thể tự thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn ở một số người. Tuy nhiên nhiều người cũng cần có các liệu pháp để ứng phó và vượt qua triệu chứng này.

Người mắc hội chứng này sợ hãi khi ở trong những không gian chật hẹp hoặc đông người

Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ không gian hẹp

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định rõ nguyên nhân gây ra nỗi sợ không gian hẹp. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những trải nghiệm thời thơ ấu hoặc do tác động từ môi trường sống, bao gồm gia đình và xã hội như: 

  • Bị mắc kẹt trong không gian chật hẹp hoặc đông đúc trong một khoảng thời gian kéo dài.

  • Phải chịu các hình phạt như bị nhốt trong một phòng nhỏ, không có cửa sổ, trong nhà tắm.

  • Bị mắc kẹt trên phương tiện công cộng đông đúc hay tình cờ bị bỏ quên trong không gian chật hẹp như tủ quần áo.

Hội chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan đến sự rối loạn của amygdala. Đây là phần não điều khiển cách chúng ta xử lý nỗi sợ hãi. Rối loạn amygdala khiến bạn không kiểm soát được nỗi sợ của mình và có thể bị hoảng loạn bởi những không gian hẹp.

Sự phát triển của hội chứng sợ không gian hẹp thường bắt nguồn từ thời thơ ấu hoặc độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy cơ mắc hội chứng này còn cao hơn nếu bạn lớn lên với một người thân hay thành viên gia đình bị sợ không gian hẹp. Nếu một đứa trẻ thấy người thân yêu của mình sợ hãi trong một không gian nhỏ hẹp, họ có thể bắt đầu kết hợp nỗi sợ và lo âu với các tình huống tương tự.

Xem thêm: Hội chứng sợ độ cao? 5 cách đối phó ĐƠN GIẢN mà hiệu quả

Người mắc hội chứng không gian hẹp có thể là do quá khứ đã bị nhốt trong một không gian như vậy

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ không gian hẹp

Các triệu chứng của hội chứng sợ không gian hẹp có thể bao gồm:

  • Đổ mồ hôi.

  • Run sợ, lo lắng, cảm thấy nóng bừng trong người và thở gấp hơn bình thường, mỗi nhịp thở cũng ngắn hơn mọi khi.

  • Nhịp tim tăng lên, có thể cảm thấy tức hoặc bị đau ở ngực.

  • Buồn nôn.

  • Cảm giác hoa mắt, mất phương hướng.

  • Cảm thấy sợ hãi hoặc cực kỳ hoảng loạn.

Các triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp. Những hành vi ứng xử của bạn cũng có thể là triệu chứng của chứng sợ không gian hẹp:

  • Tránh những tình huống gây kích thích, chẳng hạn như đi máy bay, tàu điện ngầm, thang máy hoặc xe ô tô trong lúc phương tiện giao thông dày đặc.

  • Lẩn tránh những không gian nhỏ hẹp.

  • Cảm thấy sợ rằng cánh cửa sẽ đóng trong khi bạn đang ở trong một căn phòng, không bước vào những căn phòng không có cửa sổ.

  • Đứng gần nhất với lối ra hoặc lối thoát hiểm khi những nơi công cộng đông đúc.

  • Không vào nhà vệ sinh công cộng, nhà rửa xe, cửa quay, phòng thay đồ trong cửa hàng, hang động hoặc khu vực hẹp.

  • Bạn định nghĩa không gian nhỏ hoặc chật hẹp theo cách khác so với người khác. Bạn có xu hướng đánh giá một không gian “nhỏ hẹp” hơn người khác. Bạn có thể có ý thức cao hơn về không gian cá nhân của mình và cảm thấy lo lắng khi ai đó xâm phạm không gian của bạn.Không gian cá nhân của bạn là 6m2 và có ai đó đang đứng cách bạn 4m2, bạn có thể bắt đầu hoảng loạn.

    Xem thêm: Hội chứng tự huỷ hoại bản thân tất cả thông tin cần biết

Bạn có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi

Ảnh hưởng của hội chứng sợ không gian hẹp

Người mắc chứng sợ không gian hẹp thường cố gắng né tránh các tác nhân gây ra hội chứng này để không phải đối mặt với sợ hãi và ám ảnh. Việc này ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và cuộc sống, giới hạn nhiều cơ hội vui chơi, học tập, và nghề nghiệp. Đặc biệt, chứng sợ không gian hẹp cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như rối loạn lo âu và trầm cảm.

5 cách hiệu quả để vượt qua chứng sợ không gian hẹp

Bạn có thể tham khảo 5 cách tốt nhất để giúp bạn vượt qua chứng sợ không gian hẹp dưới đây:

Thiền

Thiền là một cách hiệu quả giúp bạn vượt qua chứng sợ không gian hẹp. Thiền là một phương pháp huấn luyện tâm thể để giúp cơ thể và tâm trí của bạn thư giãn. Thực hành từ 10 - 15 phút mỗi ngày có tác động tích cực trong việc giảm căng thẳng và lo lắng.

Tập thể dục

Tập thể dục là giúp bạn giảm dần sự lo lắng và chứng sợ không gian hẹp. Bạn nên tập thể dục ít nhất ba ngày trong tuần, mỗi ngày khoảng 30 phút. Ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch, tập thể dục sẽ kích thích sản xuất endorphin - một hormone mang lại cảm giác thoải mái và vui vẻ.

Tập thể dục giúp bạn vượt qua chứng sợ không gian hẹp

Thôi miên

Khi mắc chứng sợ không gian hẹp, tâm trí của bạn thường bị giới hạn trong một không gian hạn chế, gây ra sự lo lắng, khó thở. Thôi miên sẽ giúp bạn mở rộng tư duy và trải nghiệm một không gian bên trong tự do và thoải mái hơn.

Bằng cách tập trung vào hơi thở, bạn sẽ tạo điều kiện cho cơ thể và tâm trí thư giãn. Bạn có thể hình dung mình đang đứng trên một bãi biển bao la, một con đường rộng thênh thang và mọi giới hạn về không gian đều tan biến.

Tập thở sâu và thư giãn cơ bắp

Thực hành tập thở sâu và thư giãn cơ bắp là một trong những cách hiệu quả nhất giúp bạn vượt qua chứng sợ không gian hẹp. Thở sâu kích hoạt một phản ứng thư giãn, tạo ra những thay đổi sinh lý tích cực và giảm căng thẳng. Tương tự, việc thư giãn cơ bắp cũng giúp giảm căng thẳng, từ đó giảm sự nhạy cảm đối với những nguyên nhân gây căng thẳng và lo lắng như không gian hẹp.

Điều chỉnh suy nghĩ của bạn

Bạn nên học cách theo dõi và kiểm soát suy nghĩ của chính bản thân mình. Cảm xúc là biểu hiện của suy nghĩ của bạn. Thường chúng ta không nhận ra dòng suy nghĩ im lặng đang diễn ra trong tâm trí khi chúng ta đi qua cuộc sống hàng ngày. Hãy thực hành lắng nghe suy nghĩ của bạn và ngay lập loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, không thực tế và đối phó với những nỗi sợ không đáng có bằng những sự thật hợp lý.

Điều chỉnh suy nghĩ của bạn

Kết luận: Hội chứng sợ không gian hẹp không chỉ đơn thuần gây ra sự khó chịu hoặc cản trở hoạt động hàng ngày, hội chứng này có thể ngăn cản bạn tận hưởng trọn vẹn cuộc sống của mình. Hãy tham khảo và luyện tập các cách mà bài viết: “Hội chứng sợ không gian hẹp: 5 cách Đơn Giản vượt qua nó” để bước ra khỏi nỗi sợ hãi và đón nhận cuộc sống không giới hạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Xem thêm: Hội chứng người tốt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nguồn tham khảo:

[1] Lindsey Konkel, What Are Endorphins?, everydayhealth, 2015

[2] Jeffrey Ditzell, Everything You Should Know About Claustrophobia, healthline, 2023

[3] Dawn M. Williams, Learn To Overcome The Effects Of Claustrophobia, everydayhealth, 2017

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ