Bài viết

[Giải đáp] Bị tiêu chảy uống nước dừa được không?

19/09/2024 dot 5 phút đọc
Y học thường thức

Khi bị tiêu chảy, việc lựa chọn thức uống phù hợp là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi. Có thể bạn chưa biết, nước dừa thường được khuyến nghị trong nhiều trường hợp mất nước vì nhiều lợi ích dinh dưỡng và khả năng bù nước tự nhiên. Tuy nhiên, liệu khi bị tiêu chảy uống nước dừa được không? Bài viết này của AIA Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc một cách chi tiết dành cho bạn.

Người bị tiêu chảy có nên uống nước dừa không?

1. Các triệu chứng bị tiêu chảy 

Tiêu chảy, hay còn gọi là ỉa chảy, là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến, có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện đặc trưng của tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần trong ngày với phân lỏng, kèm theo nước. Tuy nhiên, cần phân biệt tiêu chảy với tình trạng đi ngoài nhiều lần nhưng phân vẫn đặc, hoặc phân lỏng dính ở trẻ bú mẹ, vì đây không phải là dấu hiệu của tiêu chảy. 

Một số triệu chứng về bệnh tiêu chảy có thể kể tên như sau:

  • Đau bụng hoặc quặn thắt.

  • Cảm giác đầy hơi, khó chịu.

  • Buồn nôn, đôi khi kèm theo nôn mửa.

  • Đi tiểu liên tục với phân lỏng, ban đầu phân loãng sau chuyển thành nước.

  • Cơ thể cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi.

  • Sốt cao.

  • Phân có thể lẫn máu hoặc chất nhầy.

  • Cảm giác cần đi ngoài ngay lập tức, không thể kiểm soát.

  • Các dấu hiệu của mất nước như khô miệng, khát nước nhiều, tiểu ít. 

Bệnh có thể diễn tiến từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể trở nên nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị đúng cách, tránh những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Tiêu chảy là gì?

2. Bị tiêu chảy uống nước dừa được không?

Khi bị tiêu chảy, việc bổ sung đủ nước và chất điện giải là rất quan trọng, và ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như uống nước hoặc Oresol, nước dừa cũng là một lựa chọn hữu ích. Dưới đây là lý do tại sao nước dừa có thể là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy nhẹ:

  • Chất điện giải và khoáng chất: Nước dừa chứa một lượng lớn chất điện giải và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ mất nước và duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

  • Thải độc và phục hồi: Nước dừa có tác dụng thải độc cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

  • Chống khuẩn và kháng virus: Acid lauric trong nước dừa được chuyển hóa thành monolaurin, có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, và ngăn ngừa sự phát triển của giun đường ruột cũng như các ký sinh trùng.

  • Cung cấp kali: Nước dừa cung cấp hàm lượng kali gấp đôi so với chuối, giúp duy trì sức khỏe cơ bắp, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.

  • Làm dịu dạ dày: Nước dừa có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm mức acid và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến dạ dày.

Vậy bị tiêu chảy uống nước dừa được không thì câu trả lời là có. Nó an toàn cho cả phụ nữ mang thai, trẻ em và người già. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống nước dừa nhiều lần trong ngày, cách nhau khoảng 2-3 giờ và tránh uống khi đói bụng để tránh cảm giác đau bụng hoặc ớn lạnh. Để bù đắp lượng natri bị mất, bạn cũng có thể thêm một chút muối vào nước dừa.

Nước dừa phù hợp cho người bị tiêu chảy

3. Bị tiêu chảy nên uống nước gì?

Sau khi trả lời câu hỏi tiêu chảy uống nước dừa được không, dưới đây là một số loại thức uống khác giúp bổ sung nước và điện giải khi bị tiêu chảy, đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm:

3.1 Uống Oresol

Oresol là một trong những giải pháp hàng đầu để bù đắp nước và điện giải khi bị tiêu chảy. Dung dịch này phù hợp cho mọi lứa tuổi và được sử dụng rộng rãi. Oresol chứa các thành phần như Glucose, Natri, Kali, Clorid và Citrat theo tỷ lệ chuẩn của WHO, giúp phục hồi lượng nước và chất điện giải bị mất. Lưu ý cần pha Oresol đúng hướng dẫn, tránh pha quá đặc, và không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 giờ.

3.2 Uống trà gừng

Gừng là một phương thuốc tự nhiên giúp làm ấm dạ dày và giảm các triệu chứng tiêu chảy. Trà gừng không chỉ bổ sung lượng nước cần thiết mà còn hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và giảm viêm hiệu quả.

3.3 Uống trà vỏ cam

Trà vỏ cam chứa nhiều chất xơ và Pectin, có tác dụng điều hòa nhu động ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc uống trà vỏ cam giúp bổ sung nước và hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

3.4 Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một lựa chọn tốt để bù nước khi bị tiêu chảy. Hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày, và giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Trà gừng là loại nước tốt cho người bị tiêu chảy

3.5 Uống nước lọc

Người lớn bị tiêu chảy cần uống ít nhất 8 ly nước lọc mỗi ngày. Uống từng ngụm nhỏ để giúp cơ thể hấp thụ nước hiệu quả hơn.

3.6 Uống nước gạo rang hoặc nước cháo

Nước gạo rang và nước cháo là những loại thức uống nhẹ nhàng cho dạ dày, giúp bổ sung nước và cung cấp năng lượng mà không gây thêm áp lực lên hệ tiêu hóa.

3.7 Uống nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải tự nhiên như kali và natri, rất hiệu quả trong việc bù nước cho cơ thể khi bị tiêu chảy. Nước dừa nên được uống nguyên chất, không pha thêm đường.

3.8 Uống nước cam mật ong

Nước cam mật ong không chỉ giúp bổ sung vitamin C mà còn tăng cường sức đề kháng, chống viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi.

4. Các cách trị đau bụng tiêu chảy ngay tại nhà

Đối với những trường hợp đau bụng tiêu chảy nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

4.1 Sử dụng thuốc chống tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy nhẹ, thuốc chống tiêu chảy có thể giúp cải thiện nhanh chóng. Các loại thuốc như Imodium (loperamide) hoặc Pepto-Bismol (Bismuth Subsalicylate) có thể giảm triệu chứng hiệu quả bằng cách làm chậm quá trình di chuyển của chất lỏng trong đường ruột, từ đó giúp phục hồi chức năng ruột.

4.2 Thuốc kháng sinh

Nếu tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, thuốc kháng sinh có thể cần thiết để điều trị. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với tiêu chảy do virus. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ sau khi xác định nguyên nhân cụ thể.

Điều trị tiêu chảy ngay tại nhà bằng thuốc kháng sinh

4.3 Bổ sung lợi khuẩn

Sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic là một lựa chọn tốt để cải thiện tiêu chảy. Probiotics giúp khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện chức năng ruột và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.

4.4 Uống nhiều nước

Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, vì vậy việc bổ sung nước là rất quan trọng. Uống nước lọc và các loại đồ uống khác như nước ép táo, trà gừng, hoặc trà vỏ cam có thể giúp bù đắp lượng nước mất đi và làm dịu hệ tiêu hóa.

4.5 Chế độ ăn uống hợp lý

Trong thời gian bị tiêu chảy, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống như phô mai, sữa, và cà phê. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu tinh bột như bột sắn, ngũ cốc, cơm trắng, hoặc khoai tây. Quả việt quất, với đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Áp dụng những phương pháp trên có thể giúp bạn giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng tiêu chảy tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.

Trên đây AIA Việt Nam đã cung cấp thông tin về việc liệu tiêu chảy uống nước dừa được không, cùng với một số phương pháp điều trị đau bụng tiêu chảy hiệu quả. Hy vọng mọi người có thể biết thêm những loại thức uống tốt khi gặp tiêu chảy.

 

Nguồn tham khảo:
1. https://www.lifebuoy.vn/cac-benh-truyen-nhiem-va-phong-benh/cach-tri-dau-bung-tieu-chay-tai-nha.html
2. https://www.lifebuoy.vn/cac-benh-truyen-nhiem-va-phong-benh/tieu-chay-uong-nuoc-dua-duoc-khong.html
3. https://tamanhhospital.vn/tieu-chay/
4. https://www.nhathuocankhang.com/benh/tieu-chay

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ