Bài viết

Củ tâm thất có tác dụng gì? Cách dùng và nhưng lưu ý

25/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Tam thất được xem là vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe và có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả lưu truyền từ xa xưa. Hãy cùng AIA tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu Tam thất.

Sơ lược về tam thất

Tam thất là gì? Đặc điểm của tam thất

Cây tam thất là một loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm thuộc họ Ngũ gia bì, có tên khoa học là Radix Panasis notoginseng [1].

Củ tam thất

Đặc điểm của tam thất:

- Mỗi cây có 3 – 6 lá mọc đối trên đỉnh thân, hình lông chim, mép lá có răng cưa nhỏ.

- Chỉ có một cụm hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt.

- Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng.

- Mùa hoa vào tháng 5–7, mùa quả từ tháng 8–10.

Tam thất đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của cây vẫn tồn tại. Ở Việt Nam, loài cây này được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Bộ phận làm thuốc, bào chế

Rễ củ của cây là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất, thu hái từ trước khi ra hoa. Sau khi thu về thì rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

Bộ phận làm thuốc của tam thất

Thành phần hóa học của củ tam thất

Tam thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42% –12%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxadiol [2].

Nhiều ginsenoside như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucose ginsenoside được phân lập từ toàn cây Tam thất.

Rễ cây còn chứa tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharide (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ (W. Tang và cộng sự, 1992, A. Y. Leung và cộng sự, 1996).

Bảo quản tam thất

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp và mối mọt.

Củ tam thất có tác dụng gì?

Tác dụng y học hiện đại

Tam thất có rất nhiều công dụng khác nhau, nổi bật như [1]:

- Tăng khả năng thích nghi, tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (nhiệt độ quá cao, quá thấp, liều độc glycoside trợ tim) được chứng minh trong thử nghiệm trên chuột nhắt trắng và ếch.

- Củ tham thất có thể kích thích chức năng nội tiết tố nữ, bao gồm việc tăng sản xuất hormone estrogen và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh dục. Hormone estrogen là một trong những hormone nữ chính và có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chức năng của hệ thống sinh sản nữ.

- Củ tam thất có tác dụng giúp giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng tới huyết áp hay hệ thần kinh trung ương. Làm tăng lưu lượng máu lưu thông ở mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ ở cơ tim, ứng dụng điều trị thiểu năng vành. Nhờ hoạt chất noto ginsenosid mà tam thất có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.

- Củ tham thất có tác dụng điều hòa miễn dịch ở cả mô hình in vitro và in vivo. Nó được cho là có khả năng kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ, điều này có nghĩa là nó có thể thúc đẩy sự di chuyển và phân bố của các tế bào miễn dịch trong cơ thể.

- Ngoài ra củ tam thất còn có tác dụng kích thích tâm thần, chống trầm uất.

- Củ tam thất áp dụng trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu, tiêu sưng tốt.

- Rút ngắn thời gian đông máu do có tác dụng cầm máu, làm lành các vết thương nhanh, giảm đau rõ rệt

Tác dụng y học hiện đại của củ tam thất

Lợi ích đối với y học cổ truyền

[2] Trong y học cổ truyền, củ tam thất bắc có vị đắng, ngọt, tính ôn

Tác dụng của tam thất trong dân gian dùng để cầm máu do chảy máu hay bị đánh tổn thương, giảm đau do máu bầm, hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Ngoài ra còn có thêm thổ tam thất, trồng được ở vùng đồng bằng cũng có tác dụng tốt trong việc cầm máu, chữa rắn cắn.

Một số bài thuốc hữu ích từ tam thất [2]

Trị chứng ra máu sau sinh

Tán mịn 100g bột Tam thất. Mỗi lần dùng khoảng 8 g bột hòa với nước cơm để uống. Ngày uống 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.

Trị loét dạ dày

Trong các bài thuốc dân gian, củ tam thất được sử dụng để trị loét dạ dày rất hiệu quả, cách dùng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha 3-4g bột tam thất và uống.

Trị chảy máu ngoài da

Cho uống bột Tam thất 4g với nước cơm hoặc uống với 30 – 40ml rượu trắng. Phía ngoài xoa bột Tam thất 2g, phối hợp với Long cốt nung, Ngũ bội tử mỗi thứ 15 – 20g (Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Các bài thuốc hữu ích từ củ tam thất

Lưu ý khi sử dụng tam thất chữa bệnh

Tam thất tuy có nhiều công dụng nhưng những trường hợp sau không nên sử dụng vị thuốc này:

- Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt: gây nóng thêm cho bệnh nhân.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: củ tam thất làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị ứ huyết khiến kinh nguyệt không đều thì sử dụng dược liệu này lại giúp điều hòa kinh nguyệt.

- Phụ nữ có thai: dễ gây động thai, sảy thay vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó. Tuy nhiên, phụ nữ mới sinh mất máu nhiều thì nên dùng tam thất giúp bổ máu, loại bỏ ứ huyết, cầm máu; ngoài ra còn cải thiện vóc dáng cho người mẹ.

- Dị ứng củ tam thất

- Lưu ý khi sử dụng: Không lạm dụng vì có uống nhiều bột tam thất hơn mức quy định cũng không khiến bạn khỏe hơn, thậm chí gây tăng tác dụng phụ.

Tam thất là vị thuốc có rất nhiều tác dụng trong hồi phục hay tăng cường sức khỏe cho người sử dụng, đặc biệt trong việc cầm máu, giảm sưng đau. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. AIA hy vọng rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Tham khảo:

[1] Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai - Tam thất: Dược liệu quý cầm máu hiệu quả, 2021

[2] Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh - Tam thất, 2023

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ