Bài viết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành vết loét?

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp và gây khó chịu cho nhiều người. Vậy để giảm tình trạng khó chịu đó thì người bị nhiệt miệng nên ăn gì và uống gì? AIA Việt Nam sẽ gợi ý 1 số loại thức ăn và uống giúp lành vết loét và một số bí quyết ngăn ngừa nhiệt miệng trong bài viết này.

Bị nhiệt miệng nên ăn và uống gì?

Nếu như vấn đề nhiệt miệng của bạn chưa quá nặng để đến gặp bác sĩ, vậy thì hãy thử tự chữa ở nhà bằng 1 số mẹo ăn uống dưới đây.

Sữa chua

Sữa chua là 1 trong những thực phẩm hữu ích khi bị nhiệt miệng. Với tính axit yếu và chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng, hỗ trợ lành vết loét nhanh chóng. Hãy ăn sữa chua tự nhiên không đường hoặc sữa chua không lactose nếu bạn bị dị ứng lactose.

Sữa chua hỗ trợ giảm vết loét nhanh chóng

Khi đang bị nhiệt miệng, hãy thêm vào chế độ ăn khoảng 225g sữa chua không đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 60g sữa chua hàng ngày, kể cả khi không bị nhiệt miệng để ngăn ngừa “bệnh khó chịu” này nhé!

Trà xanh hoặc trà đen

Trà xanh/trà đen có chứa chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn tự nhiên, giúp giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm trong miệng và hỗ trợ quá trình giảm loét. Ngoài ra, chất tanin trong trà có thể giúp bạn giảm đau nhiệt miệng nữa.

Tuy nhiên khi uống trà, bạn hãy chọn các loại trà nguyên chất, trà túi lọc,... mà không sử dụng thêm đường để tránh tác động tiêu cực của đường với viêm mạc miệng. Hãy uống khoảng 500-750ml mỗi ngày nhé!

Thực phẩm giàu sắt và khoáng chất

Người bị nhiệt miệng nên sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, đậu, hạt, rau xanh lá, hải sản,.. Những loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết nhằm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch

  • Làm giảm triệu chứng của nhiệt miệng.

  • Hỗ trợ trong quá trình lành vết loét.

  • Duy trì sức khỏe toàn diện của bạn

Nước rau má

Nước rau má có tác dụng tốt đối với người bị nhiệt miệng

Nước rau má có chứa hoạt chất triterpenoids, có tác dụng giải nhiệt, thải độc và đặc biệt có tính kháng viêm, giúp giảm đau và giảm sưng viêm tại vùng nhiệt miệng. Rau má cũng là một loại thức uống rất tốt, giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể, hạn chế việc khô miệng trong quá trình viêm.

Ăn cà rốt

Cà rốt có chứa nhiều vitamin A và beta-caroten có tính chất chống viêm và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Việc ăn cà rốt tươi hoặc nước cà rốt tươi giúp hỗ trợ quá trình lành vết loét hiệu quả.

Có rất nhiều các chế biến nước cà rốt, kết hợp với các loại rau củ khác như: nước ép cà rốt - rau cải, cà rốt - rau chân vịt, cà rốt - dứa,... Những loại thức uống này đều rất tốt cho sức khỏe và làn da của bạn.

Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt

Thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, cơm chan canh, bánh mì mềm sẽ giúp giảm thiểu sự cọ xát và kích ứng vùng bị tổn thương của niêm mạc miệng.

>>> Xem thêm: Mách bạn những cách ăn sầu riêng để không nóng người, nổi mụn

Bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc tham khảo nhiệt miệng uống gì? Nhiệt miệng nên ăn gì? Bạn cũng cần biết một số loại thức uống, thực phẩm nên hạn chế sử dụng khi nhiệt miệng, để tránh làm tăng sự kích ứng và gây tổn thương niêm mạc miệng.

Thức ăn có axit

Các loại thực phẩm có tính axit như các loại trái cây họ cam quýt: cam, chanh, bưởi,... và các loại nước trái cây ép từ loại quả này đều có thể gây kích ứng và làm tăng viêm loét miệng. Axit citric có trong đó sẽ khiến vùng miệng xuất hiện thêm nhiều vết loét hơn.

Ngoài ra, cà chua và dâu tây cũng là hai loại quả có chứa axit, cần tránh nhé.

Đồ ăn cay nóng

Nên hạn chế ăn đồ cay nóng khi đang bị nhiệt miệng

Các loại đồ ăn cay nóng như ớt, hoặc có chứa ớt và các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng nặng hơn. Do đó, bạn cần hạn chế, hoặc không sử dụng những loại thực phẩm này.

Cà phê và các loại nước ngọt

Cà phê có lẽ là thức uống cực kì được ưa chuộng bởi nhiều người. Thế nhưng, đây sẽ là loại thức uống mà ai bị viêm nhiệt miệng cần phải tránh. Thực tế, trong cà phê có chứa chất axit salicylic, gây kích ứng các mô nhạy cảm bên trong miệng - Lí do gây nên nhiệt miệng.

Các loại nước ngọt cũng thuộc “danh sách đen” của những người này. Bởi chúng có chứa nhiều siro ngô và axit photphoric, có thể gây nên viêm nhiễm, lở loét, kể cả các loại nước ngọt cho người ăn kiêng.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có trong một số loại ngũ cốc nhất định. Ví dụ như: lúa mì, lúa mạch, lúa mì durum,.... Với những người bị bệnh khó chịu trên nên hạn chế sử dụng bởi gulten có khả năng gây viêm loét và làm triệu chứng nhiệt miệng trở nên nặng hơn.

Chế độ và thói quen ăn uống ngừa nhiệt miệng

Ngoài việc lựa chọn đúng thực phẩm, bạn cũng cần kết hợp với một chế độ và thói quen ăn uống tốt, lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể tránh bị nhiệt miệng và các vấn đề khác liên quan đến răng miệng.

Ưu tiên ăn thực phẩm lành mạnh, không cay nóng và nhiều gia vị, ví dụ như rau củ quả

  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm không quá cay và không quá nhiều gia vị.

  • Tránh xa các món ăn quá khô, giò hoặc bị cứng

  • Ăn những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau, hoa quả,...

>>> Xem thêm: Giải đáp ăn dưa hấu nóng hay mát?

Những lưu ý khi bị nhiệt miệng giúp nhanh lành

Khi bị nhiệt miệng, cần lưu ý những điểm sau để giảm đau và tăng tốc độ lành:

  • Tránh thức ăn cay, nóng, chua và đồ uống có ga để không kích thích vết loét.

  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt, nhưng sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng không chứa SLS.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch súc miệng không cồn.

  • Bổ sung vitamin B12, kẽm và sắt để hỗ trợ hệ miễn dịch và quá trình lành vết thương.

  • Sử dụng gel bôi tại chỗ chứa lidocaine hoặc benzocaine để giảm đau.

  • Uống đủ nước và tránh stress, vì căng thẳng có thể làm chậm quá trình lành.

  • Nếu nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần hoặc tái phát thường xuyên, nên đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý khác.

Tuân thủ những lưu ý này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó chịu của nhiệt miệng nhanh chóng và thoải mái hơn. Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho bị nhiệt miệng nên ăn gì? biết được những thực phẩm, đồ uống nào nên hay không nên ăn trong thời gian bị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thích hợp, bạn sẽ thấy tình trạng viêm, loét trong vùng miệng của mình được cải thiện đáng kể.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Health Total, 15 Natural Ways To Manage Mouth Ulcers With Diet Plan, 2022

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ