Bài viết

Nước dừa kỵ gì? Các loại thực phẩm tuyệt đối không dùng chung với nước dừa

13/10/2024 dot 7 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Nước dừa, với vị ngọt tự nhiên và hương thơm dịu mát, là một thức uống giải khát lý tưởng trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc kết hợp nước dừa với một số loại thực phẩm có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu nước dừa kỵ gì trong bài viết dưới đây. 

1. Dưỡng chất và các lợi ích của nước dừa với sức khỏe

Trong nước dừa có những loại dưỡng chất sau: 

  • Carbohydrate: 9g

  • Protein: dao động 2g

  • Natri: 64mg

  • Chất đạm: 0,5g

  • Đường: dao động 10g

Ngoài ra, còn có các vitamin và khoáng chất như vitamin C, magie, mangan, kali, canxi và một số khoáng chất tốt khác.

Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Uống nước dừa không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như: 

  • Cân bằng điện giải: Nước dừa chứa nhiều điện giải tự nhiên như kali, natri, và magie, giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể và hỗ trợ chức năng cơ bắp cũng như hệ thần kinh.

  • Cải thiện tiêu hóa: Các enzyme trong nước dừa giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu và hỗ trợ loại bỏ ký sinh trùng đường ruột.

  • Tăng cường miễn dịch: Nước dừa chứa cytokinin, có tác dụng chống lão hóa và nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và stress oxy hóa.

  • Kiểm soát cân nặng: Với lượng calo thấp và hàm lượng chất xơ cao, nước dừa giúp tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

  • Dưỡng ẩm cho da: Nước dừa có khả năng cấp ẩm cho da và chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Vậy nên uống dừa vào khung giờ nào để sở hữu làn da đẹp

  • Lợi tiểu: Nước dừa có đặc tính lợi tiểu tự nhiên, giúp thải độc tố ra khỏi thận và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

  • Điều hòa huyết áp: Hàm lượng kali cao trong nước dừa giúp điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Vậy uống nước dừa mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ không?

2. Nước dừa kỵ gì?

Nước dừa kỳ gì? Nước dừa có lợi nhưng cần dùng đúng cách. Không phải thực phẩm nào cũng nên kết hợp với nước dừa. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh kết hợp với nước dừa:

2.1. Đá lạnh

Nhiều người thường cho đá lạnh vào nước dừa để tăng độ mát, nhưng thói quen này thực ra có thể gây hại. Nước dừa và đá lạnh đều có tính hàn, sử dụng chung có thể làm cơ thể bị hàn, dẫn đến tình trạng ớn lạnh, khó tiêu, đau bụng, và sốt, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước dừa và đá đều có tính hàn, vì thế không nên kết hợp với nhau

2.2. Các loại hải sản

Hải sản cũng có tính hàn, và việc dùng chung với nước dừa có thể gây khó chịu cho dạ dày, đầy bụng, hoặc tiêu chảy. Đặc biệt, những người có huyết áp thấp, vừa ốm dậy, thấp khớp, bụng yếu, đang bị cảm lạnh hoặc cơ thể yếu nên tránh kết hợp hai loại thực phẩm này.

Hải sản có tính hàn khi dùng chung với nước dừa có thể gây khó chịu cho dạ dày, đầy bụng

2.3. Chocolate

Chocolate chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi và protein trong nước dừa có thể cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Sử dụng chung thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Chocolate kết hợp với nước dừa có thể cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể

2.4. Nước dừa kỵ sữa

Sữa có hàm lượng protein cao, khi kết hợp với nước dừa có thể gây ra khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và dạ dày.

Uống sữa và nước dừa ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

2.5. Các loại thuốc

Nhiều người uống thuốc với nước dừa để giảm vị đắng, nhưng thói quen này rất có hại. Nước dừa tạo màng bám quanh viên thuốc và các khoáng chất như magie, canxi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, gây tác dụng phụ và làm người bệnh lâu khỏi hơn.

Nước dừa làm giảm hiệu quả của thuốc

3. Thời điểm uống nước dừa thích hợp

Uống nước dừa sai thời điểm có thể gây hệ lụy xấu như khó tiêu và đầy bụng. Theo chuyên gia, bạn nên uống nước dừa vào những khoảng thời gian sau:

  • Buổi sáng: Uống nước dừa vào buổi sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất, điều hòa hormon tuyến giáp, và cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Nó cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Trước bữa ăn: Uống nước dừa trước bữa ăn có thể tạo cảm giác no, giúp hạn chế lượng thức ăn nạp vào, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

  • Sau bữa ăn: Nước dừa giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng đầy bụng.

  • Trước và sau khi tập thể dục (30 phút): Nước dừa cung cấp điện giải cần thiết và giúp bổ sung năng lượng, đồng thời giảm thiểu mệt mỏi sau khi tập luyện.

  • Trước khi đi ngủ (1 tiếng): Uống nước dừa khoảng một tiếng trước khi ngủ có tác dụng làm giảm căng thẳng, xoa dịu tâm trí và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể.

  • Sau khi say rượu/bia: Giúp bổ sung nước và điện giải, làm tỉnh táo hơn.

Uống nước dừa trước khi ăn để kích thích hệ tiêu hóa

4. Những ai không nên uống nước dừa

Nước dừa là một thức uống phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, nhưng không phải ai cũng phù hợp với loại nước này. Dưới đây là các đối tượng nên tránh uống nước dừa:

  • Người có hàm lượng kali trong máu cao: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao, vì vậy những người có mức kali trong máu cao cần tránh uống để không làm tăng thêm nồng độ kali và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim.

  • Người mắc bệnh thận: Những người có vấn đề về thận, như suy thận, nên hạn chế nước dừa do khả năng bài tiết kali của thận bị ảnh hưởng. Uống nước dừa có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Người bị hội chứng ruột kích thích: Nước dừa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu hóa ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, do chứa nhiều carbohydrate.

  • Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc uống nước dừa có thể gây lạnh cho cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai và làm trầm trọng thêm triệu chứng ốm nghén.

  • Người dễ bị dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với dừa hoặc các thành phần trong nước dừa nên tránh xa loại nước này để ngăn ngừa phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

  • Người huyết áp thấp: Nước dừa có tác dụng hạ huyết áp, do đó những người đang gặp vấn đề với huyết áp thấp cần thận trọng khi tiêu thụ để tránh tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu.

  • Người chuẩn bị phẫu thuật: Nên ngừng uống nước dừa ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp và đường huyết trong và sau quá trình phẫu thuật.

  • Vận động viên hoặc người tập thể dục cường độ cao: Nước dừa không cung cấp đủ natri so với nước lọc, do đó không phải là lựa chọn tốt để bù nước sau khi tập luyện.

    Xem thêm: [Giải đáp] Bị tiêu chảy uống nước dừa được không?

Người huyết áp thấp không nên uống nước dừa

Nước dừa là một thức uống tuyệt vời nhưng cần được sử dụng một cách thông minh để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết trên của AIA Việt Nam, bạn đọc đã biết được nước dừa kỵ gì.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.