Bài viết

Sự thần kỳ của rau răm: Khám phá những công dụng tuyệt vời của nó

25/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Rau răm là loại rau không còn xa lạ trong mâm cơm thường ngày của người dân Việt. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc rau răm có tác dụng gì và xuất xứ từ đâu không? Để hiểu biết thêm về sự thần kỳ của loại rau dân dã này, hãy cùng AIA khám phá trong bài viết dưới đây!

Rau răm có tác dụng gì?

Tổng quan về rau răm

Rau răm là gì? Đặc điểm

Rau răm (thủy liễu) hay còn có tên khoa học là Polygonum odoratum Lour - là loại cây có tính nóng, vị cay, không có độc tính. Cây được lưu truyền và phổ biến trong dân gian với các tác dụng: trị đau bụng lạnh, các bệnh ngoài da như hắc lào, tràng ghẻ, sơ cứu vết thương do bị rắn cắn, trĩ, cảm cúm, sốt,…

Rau răm là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 15 – 30 cm (có thể phát triển đến 80 cm trong điều kiện lý tưởng), mùi thơm nhẹ. Cây phát triển tốt tại miền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các lá hình mác, chiều dài 5 - 7 cm, chiều rộng 0,5 - 2,0 cm, có mùi thơm và xếp xen kẽ trên thân cây.

Mặt trên của lá mang màu xanh đậm với các đốm màu hạt dẻ, trong khi mặt dưới của lá có màu đỏ tía. Thân rau hình trụ, mọc đối xứng, màu xanh lục hơi ngả đỏ, có rãnh; phần gốc bám và hình thành rễ, đường kính khoảng 2-3mm.

Loại cây có tính nóng, vị cay, không có độc tính

Thành phần hóa học có trong rau răm

Rau răm có axit oxalic trong lá, chất này là nhân tố giúp rau được tinh chế trong các bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, rau răm Việt Nam có chứa hóa chất gọi là flavonoid, những hóa chất này hoạt động như chất chống oxy hóa.

Cách thu hái và bảo quản

Không khó để tìm kiếm rau răm, vì loài rau này được trồng và sinh trưởng trên mọi miền đất nước Việt Nam. Cây phát triển trải dài từ đồng bằng, trung du, đồi núi dưới 1000m, là loài cây ưa ẩm, không chịu được hạn hán, có thể sống ở các vùng trũng, vùng ngập nước.

Rau răm sinh trưởng vùng ẩm ướt, sống ở khắp mọi nơi

Nhìn chung có thể thu hái cây quanh năm, nhưng đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân hè ( tháng 1 - 3 ). Nên chọn cây chưa ra hoa để thu hoạch, thân cây đỏ vừa trưởng thành, hơi ngả tím, lúc này dược tính trong cây là cao nhất.

Rau răm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Tác dụng Y học hiện đại

Theo y học hiện đại, rau răm có những tác dụng như sau:

- Hạ sốt, chống oxy hóa: rau răm giúp chữa cảm cúm, ngăn ngừa lão hóa,…nhờ chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào

- Kháng khuẩn: các chất chiết xuất từ rau răm đã được sàng lọc để chống lại các vi khuẩn, vi rút và nấm khác nhau, góp phần ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn nói chung.

- Chữa các bệnh về da: rau răm giúp chữa trị nhanh chóng các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào… nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra nó còn làm dịu da, giảm ngứa, tăng cường hàng rào bảo vệ miễn dịch tự nhiên cho da.

- Tăng cường hệ tiêu hóa: rau răm có chứa chất axit oxalic hỗ trợ kích thích tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng ợ hơi, trướng bụng, khó tiêu. Rau thường được kết hợp chế biến trong các món ăn thường thấy như trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng.

Rau răm hỗ trợ điều trị một số bệnh đặc thù

Tác dụng Y học cổ truyền

Rau răm có đặc tính cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tinh dầu. Trong Đông y, rau răm được biết đến với công dụng trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc.

Rau răm là một trong những chất phụ gia, hương liệu thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và theo y học cổ truyền, loại cây này thường được sử dụng để điều trị:

- Chứng đầy bụng khó tiêu, đau dạ dày.

- Sắc thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

- Chiết xuất tinh dầu dùng để trị gàu.

- Giảm đau, chống sưng viêm, kháng khuẩn.

- Chữa bệnh tiêu chảy, ngứa da, rong kinh, bệnh trĩ

- Một bài thuốc dân gian sử dụng lá và hạt rau răm chống lại bệnh ung thư

- Giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương ngoài da, giải độc, hạ sốt…

Một số bài thuốc hữu hiệu từ rau răm

Phương thuốc chữa cảm cúm

Sau đây là phương thuốc sử dụng rau răm kết hợp với gừng chữa cảm cúm.

Ta lấy 1 nắm rau răm và 3 lát gừng đem giã nhuyễn, vắt lấy nước uống. Ngoài ra có thể đem loại rau này trộn với các loại dược liệu Đông y khác để sắc uống theo tỷ lệ: Rau răm 20g, xương bồ 16g, kinh giới 16g, kiện 10g và bạch chỉ 10g, sắc uống 2 - 3 lần/ngày.

Rau răm thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh hiệu quả

Chữa nôn mửa, tiêu chảy

Với các bài thuốc chữa nôn mửa, tiêu chảy, người dân thường sử dụng rau răm như sau: tách 20g hạt rau răm cùng với hương nhu 40g, sắc lấy nước uống tần suất 3 lần/ngày.

Chữa đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém

Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thường xuất hiện và gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của mọi người. Nhưng bạn không cần quá lo lắng vì rau răm thường được tinh chế trong các bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hóa: ta lấy và rửa sạch 1 nắm rau răm, giã nhỏ rồi vắt nước uống. Phần bã còn thừa đắp vào bụng, massage nhẹ nhàng.

Bài thuốc phổ biến nhất chính là kết hợp 16g rau răm (khô) với lương khương 12g, bạch truật 12g, kinh giới 16g quế 10g và gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Uống 2 lần/ ngày để chữa tiêu chảy, đau bụng.

Chữa rắn cắn

Nếu bị rắn cắn thì tốt nhất là nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời. Tuy nhiên có thể sơ cứu trước bằng cách lấy rau răm giã nhuyễn, vắt nước uống còn phần bã thì đắp lên nơi rắn cắn sẽ giảm đau và giảm sưng tấy.

Những lưu ý khi sử dụng rau răm

Lưu ý khi sử dụng rau răm

Tuy rằng rau răm không có độc tính, nhưng sử dụng mất kiểm soát và vượt quá liều lượng có thể gây ra những tổn hại không đáng có đối với sức khỏe. Rau răm có tính nóng, hiển nhiên dùng nhiều sẽ gây thương tổn đến tụy và tinh khí. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của cả nam và nữ.

Thêm nữa là rau răm không tốt trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nếu sử dụng nhiều thì dễ bị rong kinh. Kinh nguyệt không đều, thậm chí mất kinh. Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyên nên hạn chế sử dụng rau răm đối với người nóng trong, người có thể trạng ốm yếu.

Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên cẩn thận khi dùng rau răm, chưa có đủ cơ sở và chứng cứ khoa học chứng minh nó an toàn tuyệt đối trong thai kỳ hay không. Tốt nhất là nên tránh sử dụng.

Kết luận

Có thể thấy rau răm không chỉ là nguyên liệu giúp cho món ăn thêm đậm đà hương vị mà còn là loại dược liệu hữu ích đối với sức khỏe. Hi vọng với những thông tin AIA đưa ra trong bài viết, bạn đã trả lời được cho câu hỏi rau răm có tác dụng gì? Lưu ý nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để sử dụng rau răm đúng liều lượng, đúng phương pháp và cách chế biến, tránh tác dụng phụ không đáng có.

Tham khảo:

WebMD, Vietnamese Coriander - Uses, Side Effects, and More

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ