Bài viết

6 công dụng của tỏi đen không phải ai cũng biết

25/07/2023 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Tỏi đen không chỉ là nguyên liệu thực phẩm cao cấp mà còn là “thần dược” có lợi cho sức khỏe. Ăn tỏi đen đúng cách và tần suất hợp lý có thể đem lại cho bạn một loạt các lợi ích không ngờ đến. Vậy tỏi đen là thực phẩm thế nào, tỏi đen có tác dụng gì? Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen thực chất là tỏi sống được lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nghiêm ngặt ( độ ẩm từ 80% - 90% kết hợp cùng nhiệt độ từ 60°C - 90°C trong 45 đến 90 ngày) [1]. Đây không phải là thực phẩm có sẵn trong tự nhiên. Chính quá trình lên men, nung nóng tỏi ở nhiệt độ cao đã hình thành hợp chất Melanoidin - hợp chất tạo màu đen tự nhiên cho tỏi, đảm bảo an toàn không gây hại cho sức khỏe.

Tỏi đen thực chất là quá trình lên men từ tỏi trắng

Tỏi đen có công dụng tuyệt vời, chủ yếu đến từ các hoạt chất có trong quá trình lên men như S-allyl-L-cysteine (SAC), đường Fructose, polyphenol hay hợp chất sulfur hữu cơ.

6 tác dụng của tỏi đen mà bạn nên biết

Tỏi đen khác biệt về thành phần dinh dưỡng so với tỏi trắng. Thông thường bạn sẽ không dễ tìm được loại nguyên liệu này vì nó không chỉ khó sản xuất mà còn tốn kém về mặt thời gian, chi phí và công sức chế biến. Dưới đây là 6 “lợi ích vàng” không phải ai cũng biết về tỏi đen.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn tỏi sống, nguyên nhân là do thành phần allicin - chất tạo mùi hăng của tỏi khi bị nghiền nát sẽ chuyển hóa thành các chất chống oxy hóa như Alkaloid và Flavonoid trong quá trình lên men [2]. Các phần tử này giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị hư hại do oxy hóa - quá trình gây ra bệnh tật và lão hóa.

Tỏi đen có tác dụng gì

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tổng hoạt động chống oxy hóa gia tăng đáng kể trong tỏi đen đối với quá trình lão hóa của cơ thể con người. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tỏi đạt hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất sau 21 ngày lên men. [3]

Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cao và mất kiểm soát có thể gây ra những hậu quả khôn lường, dẫn đến những biến chứng bệnh nặng bao gồm tổn thương thận, nhiễm trùng và các bệnh lý tim mạch. [4]

Theo các nghiên cứu thì tỏi đen có thể giúp điều chỉnh insulin trong cơ thểkiểm soát lượng đường trong máu, ngoài ra nó còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đối với phụ nữ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác [5].

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang cần nghiên cứu thêm về tác dụng này đối với cơ thể con người.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tỏi đen góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cơ thể chúng ta sản xuất một loại axit amin tên là Homocysteine có thể làm hỏng thành mạch máu và đe dọa sức khỏe tim mạch [6]. Ngoài ra thì nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao đều bắt nguồn từ sự dư thừa chất cholesterol.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi đen có thể làm giảm homocysteine, cholesterol xấu (lipoprotein tỷ trọng thấp) và triglyceride trong máu một cách hiệu quả, đồng thời tăng HDL - Cholesterol có ích cho cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch [7].

Tốt cho não bộ

Tỏi được lên men có chứa chất chống viêm, tiêu thụ tỏi đen giúp ngăn ngừa các rối loạn não bộ, điển hình như các chứng bệnh mất trí nhớAlzheimer do các tế bào não bị tổn thương gây ra.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã gây ra stress oxy hóa trong não chuột. Sau đó cho chuột tiêu thụ chiết xuất tỏi đen thì đã ngăn chặn được quá trình oxy hóa gây suy giảm trí nhớ [8].

Thí nghiệm kể trên đã cho thấy lợi ích của tỏi đen giúp cho quá trình não bộ hoạt động khỏe mạnh hơn.

>>> Xem thêm: 12 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe khi uống nước tỏi

Ngăn ngừa ung thư

Hợp chất trong tỏi đen có khả năng ức chế một số tế bào ung thư

Một trong những công dụng phải kể đến của tỏi đen đó chính là có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Hợp chất S-allylcysteine trong tỏi được lên men có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư gan, ung thư vú,...

Bên cạnh việc giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư thì loại thực phẩm này cũng đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Hỗ trợ bảo vệ gan

Tỏi đen có thể giúp bảo vệ gan khỏi bị hư hại do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, thuốc, rượu và vi trùng, đặc biệt với các trường hợp xơ gan, viêm gan.

>>> Xem thêm: Tỏi mọc mầm có ăn được không? Ăn vào có độc không

Hướng dẫn sử dụng tỏi đen đúng cách ngay tại nhà

Làm tỏi đen đơn giản tại nhà với nồi cơm điện

Tỏi đen là một thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng nhờ các công dụng tốt cho sức khỏe. Để sử dụng tỏi đen hiệu quả tại nhà, bạn nên chú ý đến liều lượng và cách dùng phù hợp. Đối với người lớn khỏe mạnh, liều dùng khuyến nghị là 2-3 tép tỏi đen mỗi ngày. Người cao tuổi hoặc có bệnh lý nên giảm xuống còn 1-2 tép. Tuy nhiên, không nên vượt quá 5 tép một ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thời điểm sử dụng tỏi đen cũng rất quan trọng. Tốt nhất là ăn vào buổi sáng hoặc trưa, khoảng 30 phút trước bữa ăn để cơ thể hấp thu tốt nhất. Bạn có thể chia thành 2-3 lần trong ngày nếu muốn. Tránh ăn tỏi đen vào buổi tối vì nó có thể gây kích thích, làm khó ngủ.

Có nhiều cách để sử dụng tỏi đen. Cách đơn giản nhất là ăn trực tiếp, nhớ nhai kỹ để tăng khả năng hấp thu. Nếu không quen với vị của tỏi đen, bạn có thể nghiền nhỏ và trộn với mật ong, vừa tăng hương vị vừa bổ sung thêm dinh dưỡng. Tỏi đen cũng có thể được thêm vào các món ăn như một loại gia vị, đặc biệt phù hợp với các món xào hoặc súp.

Khi sử dụng tỏi đen, cần lưu ý uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải tốt hơn. Không nên dùng tỏi đen khi đói vì có thể gây kích ứng dạ dày. Đặc biệt, những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh sử dụng tỏi đen vì có thể gây tương tác thuốc. Nếu bạn có kế hoạch phẫu thuật, hãy ngưng sử dụng tỏi đen ít nhất 2 tuần trước đó.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên dùng tỏi đen liên tục trong khoảng 1-3 tháng, sau đó nghỉ 1 tháng trước khi bắt đầu một chu kỳ mới. Điều này giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tránh tình trạng quen thuốc. Bằng cách tuân thủ những hướng dẫn này, bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà tỏi đen mang lại, đồng thời giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.

Những lưu ý khi sử dụng tỏi đen

Tỏi đen có nhiều công dụng hữu hiệu như vậy, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Đặc biệt là một số đối tượng sau cần lưu ý và cần trang bị kiến thức về tỏi đen, tránh dùng bừa bãi, thiếu hiệu quả:

- Phụ nữ mang thai

- Người có thể trạng nóng trong

- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu

- Người có tình trạng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của tỏi

- Người mắc các bệnh về gan, thận, mắt

- Người bị huyết áp thấp hoặc mắc bệnh tiêu chảy

>>> Xem thêm: 5 tác hại của tỏi ngâm mật ong, người sử dụng cần lưu ý gì?

AIA Việt Nam hi vọng với thông tin mà bài viết trên đưa ra, bạn có thể hiểu rõ tỏi đen có tác dụng gì, nó có chứa các thành phần nào, có vai trò trong điều trị sức khỏe ra sao? Đừng quên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sử dụng tỏi đen hiệu quả nhất nhé!

Tham khảo:

[1] Black garlic: A critical review of its production, bioactivity, and application by Shunsuke Kimura, Yen-Chen Tung, Min-Hsiung Pan , Nan-Wei Su, Ying-Jang Lai, Kuan-Chen Cheng (2016)

[2] The Comparison of the Contents of Sugar, Amadori, and Heyns Compounds in Fresh and Black Garlic by Heng Yuan, Linjuan Sun, Min Chen , Jun Wang (2016)

[3] Physicochemical and antioxidant properties of black garlic by Sook Choi, Han Sam Cha, Young Soon Lee (2014)

[4] Type 2 diabetes complications by Jean-Louis Schlienger (2013)

Mechanisms of diabetic complications by Josephine M Forbes, Mark E Cooper (2013)

[5] Antioxidant mechanism of black garlic extract involving nuclear factor erythroid 2-like factor 2 pathway by Ae Wha Ha, Woo Kyoung Kim (2017)

Lactobacillus bulgaricus improves antioxidant capacity of black garlic in the prevention of gestational diabetes mellitus: a randomized control trial by Lihui Si, Ruixin Lin, Yan Jia, Wenwen Jian, Qing Yu, Min Wang, Shuli Yang (2019)

[6] Homocysteine Blood Test: Normal and Elevated Levels by Charles Patrick Davis, MD, PhD

[7] Fermented garlic protects diabetic, obese mice when fed a high-fat diet by antioxidant effects by Young-Mi Jung, Seon-Ha Lee, Dong-Sub Lee, Myung-Jin You, In Kwon Chung, Woo Hyun Cheon, Young-Sam Kwon, Young-Joon Lee, Sae-Kwang Ku (2011)

[8] The effects of black garlic on the working memory and pyramidal cell number of medial prefrontal cortex of rats exposed to monosodium glutamate by Titis Nurmasitoh, Dwi Cahyani Ratna Sari, Ginus Partadiredja (2017)

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ