Bài viết

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

25/07/2023 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các bà mẹ thắc mắc khi quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của các bé. Để tránh các bệnh suy dinh dưỡng hay chậm phát triển ở trẻ nhỏ, hãy cùng AIA Việt Nam tham khảo những thực phẩm bổ sung cần thiết cho các các bé biếng ăn ngay trong bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng bé không muốn ăn, quấy khóc do cảm giác thèm ăn bị giảm hoặc mất đi. Trước hết, bạn cần nhận biết được đâu là nguyên nhân xuất hiện chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Trẻ gặp các vấn đề về răng miệng như: mọc răng, sâu răng, viêm loét miệng

  • Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc các bệnh lý như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đau họng,...

  • Món ăn không ngon, không hợp khẩu vị hoặc bé đã ăn lặp đi lặp lại món đó nhiều lần.

  • Không có cảm giác đói.

Khi con có hiện tượng chán ăn, quấy khóc, nhiều cha mẹ tiếp tục ép con ăn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không nên.

Với những trường hợp phát hiện các bé mắc bệnh về răng miệng hay các bệnh lý khác, cha mẹ hãy đưa bé đi khám ngay. Còn với những trường hợp bắt nguồn từ khẩu vị, hay bé không có cảm giác đói, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách để cải thiện tốt hơn.

>>> Xem thêm: Cách trị táo bón cho trẻ cực đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

Dấu hiệu của trẻ biếng ăn bố mẹ nên biết

Dưới đây là một số dấu hiệu chính của trẻ biếng ăn mà bố mẹ nên chú ý:

  • Từ chối ăn hoặc khó chịu khi đến giờ ăn

  • Ăn rất chậm hoặc mất nhiều thời gian để ăn xong bữa

  • Chỉ thích ăn một số loại thức ăn nhất định, từ chối thử món mới

  • Ăn rất ít so với khẩu phần bình thường của trẻ cùng tuổi

  • Không tăng cân hoặc tăng cân chậm

  • Thường xuyên bỏ bữa hoặc không muốn ăn giữa các bữa chính

  • Dễ bị phân tâm khi ăn, không tập trung vào bữa ăn

  • Thường xuyên kêu no sau khi ăn rất ít

  • Có thói quen ăn vặt thay vì ăn đủ bữa chính

  • Tỏ ra khó chịu hoặc cáu gắt khi bị ép ăn

Nếu bố mẹ nhận thấy con có nhiều dấu hiệu trên kéo dài, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tìm nguyên nhân. Biếng ăn có thể do nhiều yếu tố như tâm lý, thể chất hoặc môi trường sống của trẻ.

>>> Xem thêm: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Thói quen cho bé tự lập

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? 5 loại chất bổ sung cần thiết

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B

Trẻ biếng ăn nên bổ sung vitamin B gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12… Đây là các loại vitamin có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: Các loại thịt (thịt lợn, bò, gà, cá,...), trứng, sữa, các loại ngũ cốc,...

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B

Nhóm thực phẩm giàu vitamin B có công dụng giúp tăng cường khả năng trao đổi chất cho trẻ. Điều đó đảm bảo các cơ quan, tế bào được hoạt động bình thường, đồng thời giúp cho tinh thần các bé được minh mẫn.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Đối với trẻ em, mặc dù nhu cầu đối với chất xơ là không cao, tuy nhiên đây vẫn là một nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn của bé. Việc bổ sung chất xơ đầy đủ sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, khiến bé nhanh đói, nhanh thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Từ đó các bé sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Chất xơ bao gồm hai loại, tương ứng với các loại thực phẩm như sau:

- Chất xơ hòa tan trong nước: có trong yến mạch, các loại đậu, quả bơ, trái cây.

- Chất xơ không hòa tan trong nước: có trong các loại hạt, ngũ cốc, trái cây, rau xanh.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Kẽm sẽ là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?”. Kẽm là yếu tố cần thiết trong quá trình thúc đẩy hệ miễn dịch của bé.

Nên bổ sung chất kẽm cho các bé

Không chỉ có công dụng giúp các bé chống lại các vấn đề về hệ miễn dịch và bệnh truyền nhiễm như: Viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét mà còn giúp bé tăng cân nhanh.

Ví dụ các loại thực phẩm có chứa kẽm như: các loại thịt, cá, đậu, trứng, ngũ cốc, rau củ,...

Bổ sung thực phẩm chứa kali

Kali cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong thực đơn của trẻ nhỏ bởi kali có các công dụng:

- Kiểm soát sự cân bằng nước trong cơ thể.

- Ổn định huyết áp.

- Điều hòa nhịp tim, duy trì chức năng của cơ.

- Giảm nguy cơ bị sỏi thận và vấn đề loãng xương.

Trong đó, theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, lượng kali cần thiết cho bé sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Ví dụ:

- Từ 1 đến 3 tuổi: 3.000 mg/ngày

- Từ 4 đến 8 tuổi: 3.800 mg/ngày

Vừa rồi là những nhóm chất mà các phụ huynh nên tính toán cân đối trong khẩu phần ăn cho trẻ để giảm tình trạng biếng ăn. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là 10 loại thực phẩm các mẹ nên thêm vào thực đơn hàng ngày của bé.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe cho bé theo từng độ tuổi cha mẹ nên biết

10 Thực phẩm cho trẻ biếng ăn nên bổ sung vào thực đơn

Để kích thích sự thèm ăn ở trẻ, các phụ huynh nên linh động thay đổi thực đơn hàng tuần. AIA sẽ gợi ý 10 loại thực phẩm bạn có thể tham khảo để bắt tay vào làm món ăn cho bé.

Hàu

Hàu tốt cho trẻ từ 7 tuổi

Hàu là một loại thực phẩm vô cùng tốt, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm nhiều loại vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên chúng sẽ thích hợp với các bé từ 7 tháng tuổi trở lên và không bị các vấn đề như dị ứng hải sản.

Tôm, cua, động vật có vỏ

Các loại tôm, cua, động vật có vỏ cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng và protein quan trọng cho cơ thể của bé. Ngoài ra thì tôm, cua, cá… cũng không hề khó để tiêu hóa. Các mẹ hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi tuần cho trẻ.

Trứng

Trứng là món không thể thiếu để bổ sung vào bữa ăn cho bé. Tuy nhiên, ăn nhiều trứng cũng không tốt. Tùy theo độ tuổi, lượng trứng nạp vào cơ thể bé là khác nhau:

- 6 - 7 tháng tuổi: Ăn 1⁄2 lòng đỏ trứng/bữa ăn và ăn 2 - 3 lần/tuần.

- 8 - 12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/ bữa ăn và ăn 3 - 4 bữa/tuần.

- 1 - 2 tuổi: Ăn 3 - 4 quả/tuần và nên ăn cả lòng trắng.

- Từ 2 tuổi trở lên: có thể cho ăn 1 quả/ngày hoặc ăn 3-4 quả/tuần là đủ.

Thịt heo nạc

Với thịt heo nạc, các mẹ hoàn toàn có thể chế biến nhiều loại món ăn cho bé như cháo thịt heo nạc vì rất dễ ăn, dễ tiêu hóa và ngon miệng.

Sữa

Trẻ em nào cũng sẽ cần bổ sung sữa

Sữa là nguồn dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có hai loại chính là sữa bột và sữa đóng hộp (pha sẵn). Với trẻ nhỏ, các mẹ nên lựa chọn cho bé uống các loại sữa bột về tăng cường hệ miễn dịch, tăng chiều cao, bổ sung trí não,...

Sữa chua

Ngoài sữa, các mẹ có thể lựa chọn sữa chua cho bé ăn. Tuy nhiên, sữa chua chỉ được dùng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, đường ruột của bé chưa được phát triển hoàn thiện, khó có thể tiêu hóa được những món ăn ngoài sữa.

Các loại đậu hạt, ngũ cốc

Hạt chia, hạt đậu hà Lan, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt diêm mạch,... sẽ là những lựa chọn tuyệt vời của mẹ khi cho bé ăn dặm. Đồng thời, các mẹ cũng có thể kết hợp thêm sữa chua hay sữa tươi cùng các loại hạt hay ngũ cốc để bé ăn ngon miệng hơn.

Giá đỗ

Giá đỗ sẽ giúp các bé tăng cân 1 cách hiệu quả bởi loại thực phẩm này có hàm lượng đạm cao, nhiều vitamin và khoáng chất, vô cùng tốt cho cơ thể và sự phát triển của bé.

>>> Xem thêm: Mua bảo hiểm cho bé dưới 6 tuổi và 3 điều cần lưu ý

Trái cây

Trái cây vừa ngon vừa tốt cho bé

Bạn có thể bổ sung cho bé các loại hoa quả và trái cây sau bữa chính khoảng 30-45 phút. Không nên cho bé ăn trước bữa ăn, bé sẽ no và không muốn ăn bữa ăn chính.

Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng nhất cho trẻ em. Hơn nữa, việc bổ sung các loại chất có trong thịt bò sẽ giúp trẻ ngừa bệnh thiếu máu và thiếu sắt. Do vậy, thịt bò là một sự lựa chọn tốt để bổ sung vào bữa ăn cho bé.

Như vậy AIA Việt Nam đã giúp các phụ huynh giải đáp trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Hi vọng với những thông tin ở trên, các trẻ sẽ khắc phục chứng chán ăn, đồng thời phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.

Tham khảo: Healthline, What Can You Do If Your Child Refuses to Eat Anything?

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ