Thang đo RPE |
||
RPE |
Nỗ lực của người chạy |
Nhịp tim ước tính |
2-4 |
Gắng sức nhẹ; thích hợp để khởi động và hạ nhiệt. |
Tối đa 50 - 60% |
4-5 |
Nỗ lực ở mức độ vừa phải; bắt đầu thở sâu nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. |
Tối đa 60 - 70% |
5-7 |
Nỗ lực quyết liệt hơn; cuộc chạy ngày càng thử thách và bạn không chắc mình có thể tiếp tục trong bao lâu. |
Tối đa 70 - 80% |
7-9 |
Nỗ lực đến mức cảm thấy cực kỳ khó khăn để tiếp tục; bạn bắt đầu thở gấp, thở hổn hển và muốn bỏ cuộc. |
Tối đa 80 - 90% |
10 |
Nỗ lực cực đại. |
Tối đa 100% |
Chạy bộ là một hoạt động tốt cho sức khỏe nhưng khá tốn sức đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu chạy nhanh bạn sẽ cảm thấy mệt và không bền nếu như không biết cách. Ở bài viết này, AIA Việt Nam sẽ bật mí cho bạn cách chạy bộ nhanh không mệt cho người mới bắt đầu, hiệu quả tức thì.
Bật mí cách chạy nhanh không mệt không phải ai cũng biết
Dưới đây AIA Việt Nam sẽ bật mí một số cách để giúp bạn chạy nhanh mà không cảm thấy mệt:
- Bắt đầu chậm và tăng dần tốc độ: Bạn không nên bắt đầu chạy bộ với tốc độ cao ngay từ khi xuất phát, mà nên bắt đầu từ tốc độ chậm và tăng dần theo thời gian. Khi tăng dần tốc độ, bạn sẽ phát triển sức mạnh và thể lực của mình.
- Chạy đều và không quá sức: Điều quan trọng là bạn cần chạy bộ một cách đều đặn, không vượt quá khả năng của mình và nên tập trung vào cảm giác thoải mái khi chạy bộ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhức, hãy nghỉ ngơi và tiếp tục sau đó.
- Tập trung vào hơi thở: Khi chạy bộ, bạn cần chú ý đến hơi thở của mình. Hít thở sâu và thở ra đều giúp cung cấp đủ oxy cho cơ thể và giảm thiểu mệt mỏi.
- Bổ sung nước và dinh dưỡng: Bạn cần bổ sung đủ nước và dinh dưỡng để giữ cho cơ thể hoạt động tốt trong quá trình chạy bộ. Đặc biệt, nếu bạn chạy trong thời tiết nắng nóng, cần uống đủ nước và bảo vệ da khỏi cháy nắng.
Tiếp theo, AIA Việt Namsẽ đi sâu vào từng kỹ thuật trước - trong - sau khi chạy bộ để bạn có đầy đủ kiến thức và thông tin về cách chạy bộ không mệt.
Cách chạy nhanh không mệt dành cho người mới bắt đầu
Trước khi chạy bộ
RPE là gì?
RPE (Rate of Perceived Effort) là cách để xác định cường độ của buổi tập dựa trên nỗ lực của người tập. Có nhiều loại thang đo RPE khác nhau, nhưng thang đo dễ theo dõi nhất là thang đo đơn giản từ 1–10, trong đó số 1 biểu thị nỗ lực ít nhất và số 10 biểu thị nỗ lực cực độ nhất (như chạy nước rút toàn lực) .
Trước khi bắt đầu chạy, hãy đặt mức cường độ mục tiêu cho lần chạy của bạn. Sử dụng thang đo RPE để xếp hạng nỗ lực của bạn trong quá trình tập luyện chạy bộ.
Hiểu về PRE giúp bạn xác định cường độ chạy chính xác
Chạy bộ nhẹ nhàng xếp hạng khoảng 3 đến 4 trên thang điểm. Các bài chạy cường độ vừa phải khoảng từ 4 đến 7 điểm và các bài chạy thử thách hơn (chẳng hạn như các bài tập tốc độ) sẽ xếp hạng cao hơn, khoảng trên 8 điểm.
Lưu ý rằng, sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng nỗ lực của thang đo RPE, nên không phải lúc nào RPR cũng hoàn toàn chính xác. Nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng đây là cách thức dễ nhất và ít tốn kém nhất để biết liệu bạn có đang chạy quá sức hoặc chạy không đủ sức.
Khởi động trước khi chạy
Bước khởi động là bước chuẩn bị quan trọng để giúp bạn chạy nhanh nhưng không mệt . Bạn nên lên kế hoạch khởi động ít nhất 10 - 15 phút trước khi xuất phát. Các bài tập kéo cơ hay đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cho máu được bơm đều, làm nóng cơ thể, sẵn sàng bắt đầu vào bài chạy.
Nạp đủ năng lượng cho cơ thể
Để chạy nhanh và không mệt, bạn cần nạp đủ năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng trong luyện tập thể thao. Bạn nên nạp khoảng 60-65% lượng calo từ carbohydrate vào cơ thể. Chú ý rằng không nên ăn quá nhiều trước khi chạy bộ, thay vào đó hãy ăn nhẹ và chờ ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu chạy.
Ngoài ra, cơ thể cũng cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng dưới dạng glycogen. Glycogen là dạng glucose (đường) được lưu trữ trong cơ và gan để sử dụng trong tương lai. Vào lúc chạy gắng sức, cơ thể bạn sẽ chuyển đổi glycogen trở lại thành glucose để sử dụng làm nhiên liệu. Nếu bạn có quá ít glycogen trong cơ thể, bạn sẽ nhanh chóng kiệt sức. Điều này đúng ngay cả khi bạn đang ở trong trạng thái tương đối tốt.
Xem thêm: [Giải đáp] Mỗi ngày nên chạy bộ bao nhiêu km là đủ?
Khởi động và nạp đủ năng lượng là 2 hoạt động quan trọng trước khi chạy bộ
Trong khi chạy bộ
Xác định cường độ
Nhịp tim tối đa của bạn (MHR) được xác định bằng nhịp tim mỗi phút. Cách đơn giản nhất để ước tính MHR của bạn là lấy 220 trừ đi tuổi của bạn. Khi bạn mới bắt đầu chạy bộ, bạn nên giữ nhịp tim của mình ở mức khoảng 65% MHR hoặc thấp hơn. Nếu bạn có thể chạy với tốc độ này mà không thấy mệt, bạn có thể tăng dần cho đến khi đạt 85% MHR. Nếu bạn có thiết bị theo dõi nhịp tim, bạn cũng có thể sử dụng kết quả đo nhịp tim được cung cấp làm chỉ báo về mức cường độ của bạn khi đang chạy. Đó là một trong những mẹo giúp bạn chạy bộ nhanh nhưng không mệt.
Nói chuyện khi chạy bộ
Một cách khác để theo dõi cường độ của bạn là giữ tốc độ đủ vừa phải để bạn có thể nói thành một câu hoàn chỉnh chứ không chỉ một từ. Nếu bạn không thể hoàn thành một câu đầy đủ mà không thở hổn hển, hãy giảm tốc độ và đi bộ một chút. Khi bạn lấy lại được hơi thở, hãy bắt đầu lại với tốc độ dễ kiểm soát hơn.
Chạy đúng tư thế
Một trong những cách chạy nhanh không mệt là bạn cần chạy bộ với tư thế đúng, luôn giữ thân mình thẳng đứng và tránh khom người ở vị trí cổ và thắt lưng. Tư thế chuẩn sẽ giúp bạn thở hiệu quả hơn bằng cách ngăn chặn sự chèn ép của cơ hoành. Lưu ý khi khuỵu xuống hoặc gập người sẽ làm giảm dung tích phổi đồng thời tăng nhịp thở.
Xem thêm: [Trả lời] Nên chạy bộ mấy lần trong 1 tuần để khoẻ mạnh hơn
Nắm chắc các kỹ thuật chạy giúp đạt hiệu suất tối ưu
Thở bằng bụng
Trong quá trình chạy, hãy thở bằng bụng thay vì bằng ngực. Cố gắng sử dụng cơ hoành của bạn để lấp đầy và làm trống hoàn toàn phổi. Thở bằng bụng giúp phổi của bạn có nhiều không gian hơn để mở rộng và giúp ngăn ngừa tình trạng đau hai bên bụng có thể hình thành khi bạn thở quá nhanh. Từ đó sẽ giúp bạn chạy nhanh không mệt.
Cách để tay
Giữ cánh tay của bạn ở một góc 90 độ thoải mái trong khi chạy. Chúng nên đung đưa tự nhiên từ khớp vai mà không lắc lư qua ngực bạn. Khi bạn bước bằng chân phải, tay trái của bạn sẽ tự nhiên di chuyển về phía trước và ngược lại. Chuyển động ngược chiều này sẽ giúp đẩy cơ thể về phía trước để đôi chân của bạn không phải làm việc quá sức.
Tập trung vào sự bền bỉ
Sử dụng hơi thở của bạn làm kim chỉ nam và nghĩ đến việc chạy xa hơn (hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn) thay vì chạy nhanh hơn. Nếu bạn có thể chạy một quãng đường nhất định mà không quá mệt, bạn có thể tăng dần tốc độ với điều kiện là bạn tuân thủ các quy tắc tương tự về tư thế và hơi thở.
Xem thêm: [Khám phá] 10 tác dụng tuyệt vời của chạy bộ 30 phút mỗi ngày
Khi chạy cần tập trung vào sự bền bỉ
Sau khi chạy bộ
Giãn cơ
Giãn cơ là một hoạt động quan trọng sau khi chạy nhanh không mệt, nó giúp cơ bắp thư giãn và giảm đau. Bạn có thể thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng cho toàn thân hoặc tập trung vào những cơ đã được sử dụng nhiều trong quá trình chạy bộ như đùi, bắp chân và thắt lưng.
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng để phục hồi cơ thể sau khi chạy bộ. Sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh, thịt gà, cá, đậu và quả bơ có thể giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe xương.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng cho quá trình phục hồi của cơ thể sau khi tập luyện. Khi ngủ, cơ thể sẽ sản xuất hormone giúp phục hồi cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hãy chú ý đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm.
Hy vọng bài viết trên, AIA Việt Nam đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin hữu ích về cách chạy nhanh không mệt. Hãy chạy bộ thường xuyên và đúng kỹ thuật để có một sức khỏe tốt và cơ thể dẻo dai bạn nhé!