Bài viết

Nguyên nhân đau cổ chân khi chạy bộ và cách khắc phục

30/07/2023 dot 7 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tập luyện

Chạy bộ là một hoạt động thể thao phổ biến mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người gặp phải vấn đề đau cổ chân khi chạy bộ, ảnh hưởng đến trải nghiệm tập luyện và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hiệu quả? Bài viết này AIA Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải đáp những thắc mắc đó.

 

Nguyên nhân gây đau cổ chân khi chạy bộ là gì? 

Những “thủ phạm” gây đau cổ chân khi chạy bộ có thể kể đến:

  • Xương cổ chân bị chấn thương: Các chấn thương như trật khớp hay gãy xương là một trong những nguyên nhân gây đau cổ chân khi chạy bộ.

  • Hội chứng ống cổ chân: Các dây chằng và dây thần kinh xung quanh khớp cổ chân bị chèn ép có thể gây đau khi chạy.

  • Viêm khớp cổ chân: Viêm khớp cổ chân có thể do thoái hóa sụn khớp, gây đau cổ chân, đặc biệt là khi chơi thể thao như chạy bộ.

  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp gây xói mòn xương và biến dạng khớp. Ở khớp cổ chân, bệnh gây đau nhức và hạn chế khả năng đi lại, chạy, nhảy.

  • Bong gân: Khi các dây chằng ở khớp cổ chân bị căng quá mức khiến cổ chân bị đau, nhức khi đi lại, chạy bộ.

  • Viêm gân: Việc lặp đi lặp lại một hoạt động có thể làm tăng kích ứng gân, cuối cùng có thể phát triển thành viêm gân. Cổ chân của những người bị viêm gân sẽ đau nhức mỗi khi họ chạy.

Đau cổ chân khi chạy bộ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, đau cổ chân khi chạy bộ còn có thể do:

  • Không đi giày chạy bộ hoặc giày không vừa chân: Việc chọn giày chạy bộ phù hợp đóng vai trò rất quan trọng giúp hạn chế chấn thương trong quá trình chạy. Chạy bộ không có giày chuyên dụng hay đi giày quá chật hoặc quá lỏng cũng có thể là nguyên nhân gây đau cổ chân.

  • Khởi động không kỹ: Khởi động trước khi chạy bộ giúp máu lưu thông tốt hơn, các khớp đàn hồi và giảm nguy cơ chấn thương, chuột rút.

  • Tuổi tác: Lão hóa là một yếu tố tự nhiên khiến xương khớp không còn hoạt động dễ dàng, các khớp bị thoái hóa dẫn đến đau nhức khi hoạt động.

     

5 Cách khắc phục tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ

Để cải thiện tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Cho chân nghỉ ngơi để khắc phục đau cổ chân khi chạy bộ

Khi nhận thấy cơn đau, bạn không nên cố chạy tiếp. Tiếp theo, nâng cao chân 10-20cm để giúp máu lưu thông tốt hơn, không cố gắng chạy thêm hoặc ngồi xuống ngay sau khi chạy.

Sau đó, bạn nên nghỉ ngơi vài ngày và theo dõi tình trạng cổ chân. Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Chườm lạnh để giảm đau cổ chân khi chạy bộ

Chườm đá hoặc túi lạnh vào cổ chân bị thương để giúp giảm sưng và giảm đau. Bạn chỉ nên chườm trong khoảng 15-20 phút, ngày 4-8 lần, tránh chườm kéo dài.

Lưu ý chườm lạnh chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và phù hợp với những cơn đau nhẹ.

Xem thêm: [Bật mí] Đi bộ 30 phút mỗi ngày giảm bao nhiêu calories?

Khắc phục đau cổ chân do chạy bộ bằng thuốc giảm đau 

Các loại thuốc như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)... có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn do tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc

Tuy nhiên, tránh lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, bởi điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tổn thương thận... Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được kê đơn với liều lượng phù hợp càng sớm càng tốt trong trường hợp có triệu chứng bất thường.

Khắc phục bằng các bài tập phục hồi

Các bài tập phục hồi chức năng giúp tăng cường cơ bắp, giảm chấn thương, tăng sức bền và khả năng vận động. Điều này sẽ giúp giảm đau cổ chân do chạy bộ và giúp người bệnh vận động thoải mái, dễ chịu hơn.

Đến gặp bác sĩ

Khi bạn bị đau cổ chân khi chạy, bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:

  • Cơn đau kéo dài hơn ba ngày.

  • Sau một tuần nghỉ ngơi vẫn không chạy bộ được.

  • Tê bì hoặc không ổn định ở vùng cổ chân hoặc cổ chân.

  • Xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như cổ chân đỏ hoặc mảng đỏ kéo dài từ vùng bị thương.

  • Cổ chân của bạn đã bị thương nhiều lần trước đây.

    Xem thêm: Đi bộ đúng cách có giúp tăng chiều cao khi qua tuổi 18 không?

Mẹo tránh đau cổ chân khi chạy bộ

Cách tốt nhất để điều trị đau cổ chân là phòng tránh nó ngay từ đầu. Mặc dù điều này đôi khi không thể tránh khỏi trong các môn thể thao như chạy, nhưng bạn có thể thực hiện một số tips để tránh đau cổ chân khi chạy bộ.

  • Đầu tiên và quan trọng nhất, ngăn ngừa đau cổ chân khi chạy bộ bắt đầu bằng việc chọn giày dép phù hợp. Hãy chắc chắn rằng đôi giày của bạn vừa vặn và hỗ trợ tốt cho việc chạy bộ.

Lựa chọn giày phù hợp giúp ngăn ngừa đau cổ chân khi chạy bộ hiệu quả

  • Duy trì chế độ ăn uống phù hợp giúp giữ dáng là một cách khác để ngăn ngừa đau cổ chân khi chạy bộ. Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

  • Cuối cùng, đừng bao giờ chạy mà không khởi động trước. Duỗi cổ chân trước khi chạy và thực hiện các bài tập chuyển động.

Trên đây là những kiến thức cơ bản dành cho những bạn bị đau cổ chân khi chạy bộ. AIA mong rằng qua những kiến thức trên bạn đọc có thể hạn chế tối đa những chấn thương do chơi thể thao gây ra. Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình luyện tập không những phải kiên trì mà còn phải có một hệ thống luyện tập khoa học.

Xem thêm: 5 động tác giãn cơ tay giúp giảm đau khi bị căng cơ

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ