Bài viết

Vinyasa yoga là gì? Lợi ích và cách luyện tập vinyasa yoga hiệu quả

14/03/2025 dot 6 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tập luyện

Vinyasa yoga là một trong những trường phái yoga phổ biến, kết hợp nhịp thở với chuyển động liên tục, giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu Vinyasa yoga là gì, lợi ích và cách luyện tập hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống trong bài viết dưới đây!

1. Vinyasa yoga là gì?

Vinyasa yoga là một trường phái yoga nhấn mạnh sự kết nối giữa chuyển động và hơi thở, tạo nên những chuỗi tư thế linh hoạt, uyển chuyển. Thuật ngữ “vinyasa” trong tiếng Sanskrit mang ý nghĩa liên kết giữa động tác và nhịp thở, giúp cơ thể và tâm trí hòa hợp trong từng cử động.

Phong cách yoga này có nguồn gốc từ truyền thống yoga Ấn Độ, đặc biệt là Ashtanga Vinyasa Yoga, nơi các tư thế được sắp xếp theo trình tự nhất định và thực hành cùng kỹ thuật kiểm soát hơi thở. Với những lợi ích toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, vinyasa yoga trở thành một trong những phong cách phổ biến, mang đến sự cân bằng và năng lượng cho người tập.

Vinyasa yoga nhấn mạnh sự kết nối giữa chuyển động và hơi thở

2. Điểm đặc biệt của Vinyasa yoga

Vinyasa Yoga có đặc trưng nổi bật là sự liên kết chặt chẽ giữa các tư thế, trong đó mỗi động tác đều tiếp nối tư thế trước và được đồng bộ với nhịp thở. Ngoài ra, phong cách yoga này còn mang đến nhiều điểm đặc biệt như:

  • Sự phối hợp giữa chuyển động và hơi thở: Mỗi tư thế trong Vinyasa Yoga đều được thực hiện nhịp nhàng cùng hơi thở, giúp cơ thể và tâm trí hòa quyện, hỗ trợ thiền định và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Tập trung vào chánh niệm: Việc kết hợp các động tác nhẹ nhàng với hơi thở có kiểm soát giúp giảm căng thẳng, mang lại sự thư thái và ổn định tinh thần.
  • Linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng: Đây là bộ môn dễ tiếp cận, phù hợp cho cả nam, nữ, người cao tuổi hay trẻ em, giúp người tập thích nghi và phát triển theo khả năng của mình.

Vinyasa Yoga nổi bật với sự liên kết chặt chẽ giữa các tư thế

3. Các cấp độ của Vinyasa yoga

Vinyasa yoga phù hợp với mọi đối tượng, từ người mới bắt đầu đến những người tập luyện lâu năm. Dưới đây là các cấp độ phổ biến: 

  • Cấp độ cơ bản (Beginner): Dành cho người mới bắt đầu, tập trung vào các tư thế cơ bản và cách điều hòa hơi thở.

  • Cấp độ trung cấp (Intermediate): Các bài tập nâng cao hơn, đòi hỏi sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt.

  • Cấp độ nâng cao (Advanced): Bao gồm các tư thế khó, yêu cầu người tập có sự kiểm soát cơ thể tốt và kinh nghiệm lâu năm.

Dưới đây là bảng tổng hợp một số bài tập Vinyasa Yoga ở 3 cấp độ:

Cơ bản

Trung cấp

Nâng cao

  • Sun Salutations 

  • Cat – Cow Pose

  • Side Plank Pose

  • Standing Forward Bend

  • Awkward Chair Pose

  • Eagle Pose

  • Extended Side Angle

  • Revolved Side Angle Pose

  • Revolved Triangle Pose

4. Lợi ích của Vinyasa yoga

Sau khi tìm hiểu Vinyasa yoga là gì, không thể không nhắc đến những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Cụ thể:

4.1 Cải thiện sức khỏe tổng thể

Vinyasa yoga giúp cơ thể trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn, đồng thời cải thiện sức mạnh cơ bắp và sự cân bằng. Việc duy trì thói quen tập luyện thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và đau nhức xương khớp. 

4.2 Giảm căng thẳng và hỗ trợ tinh thần

Luyện tập Vinyasa yoga không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn mang lại sự thư giãn cho tâm trí. Nhịp thở đều đặn và sự tập trung vào từng động tác giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ điều trị chứng lo âu, trầm cảm.

Xem thêm: Ashtanga yoga là gì? Khác gì so với Yoga thông thường

Luyện tập Vinyasa yoga mang lại sự thư giãn cho tâm trí

4.3 Hỗ trợ giảm cân

Nhờ cường độ tập luyện cao và liên tục, Vinyasa yoga giúp đốt cháy calo hiệu quả, hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì vóc dáng. Một buổi tập Vinyasa yoga kéo dài khoảng 60 phút có thể đốt cháy từ 380 – 400 calo, tùy theo cường độ và thể trạng của người tập.

4.4 Tăng cường sức khỏe cột sống

Các động tác kéo giãn và uốn cong trong Vinyasa yoga giúp giảm đau lưng, cải thiện tư thế và tăng cường sức khỏe cột sống. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi lâu hoặc có vấn đề về cột sống. 

4.5 Cải thiện giấc ngủ

Những bài tập nhẹ nhàng vào buổi tối có thể giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu, hãy thử một buổi tập Vinyasa yoga để giấc ngủ sẽ đến nhanh và sâu hơn.

Xem thêm: Hatha Yoga là gì? 10 lợi ích của việc tập Hatha Yoga hàng ngày

Vinyasa yoga giúp cải thiện giấc ngủ hoàn hảo

5. Hướng dẫn luyện tập Vinyasa yoga hiệu quả

Nếu bạn còn băn khoăn Vinyasa yoga là gì, cùng xem qua các bài tập phổ biến ở dưới đây:

Chuỗi tư thế Vinyasa Yoga chào mặt trời

  • Bước 1: Tư thế ngọn núi (Tadasana): Đứng thẳng, hai chân khép lại, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể.

  • Bước 2: Tư thế cúi gập người (Uttanasana): Từ từ gập người về phía trước, tay chạm sàn hoặc ôm lấy cổ chân, đầu cúi sát đầu gối.

  • Bước 3: Tư thế chó cúi mặt (Adho Mukha Svanasana): Đưa hai tay về phía trước, chống xuống sàn, nâng hông lên cao tạo thành chữ V ngược. Giữ thăng bằng và hít thở đều.

  • Bước 4: Tư thế plank: Dồn trọng lực về hai tay, duỗi thẳng chân, siết cơ bụng, giữ cơ thể thành một đường thẳng song song với sàn.

  • Bước 5: Tư thế gối cằm (Ashtanga Namaskara): Hạ đầu gối xuống thảm, tay giữ thẳng, ngực và cằm chạm sàn, giữ hông nâng cao.

  • Bước 6: Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana): Hít sâu, đẩy ngực lên, duỗi thẳng tay, mắt hướng lên trên, cảm nhận sự căng giãn cột sống.

  • Bước 7: Trở lại tư thế chó cúi mặt: Đẩy hông lên cao, giữ tay và lưng thẳng hàng.

  • Bước 8: Hoàn thành: Hít vào, gập người xuống, ôm lấy hai cổ chân. Sau đó thở ra, đứng thẳng trở lại tư thế ngọn núi.

Lặp lại chuỗi này từ 3 – 5 lần để cảm nhận sự kết nối giữa cơ thể và hơi thở, giúp thư giãn và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Chuỗi tư thế Vinyasa Yoga chào mặt trời

Chuỗi tư thế Vinyasa Yoga ở tư thế đứng

Bước 1: Bắt đầu với tư thế ngọn núi, sau đó cúi gập người rồi chuyển sang chó cúi mặt như chuỗi chào mặt trời.

Bước 2: Tư thế Lunge: Bước chân phải lên trước, hạ thấp người, hai tay giơ cao, mắt hướng về trước.

Bước 3: Chiến binh I: Hạ gót chân xuống, xoay bàn chân 45 độ, nâng tay thẳng lên trần, giữ hơi thở đều.

Bước 4: Chiến binh II: Mở rộng hai tay song song sàn, xoay hông ngang bằng, giữ gót chân phải thẳng hàng bàn chân trái.

Bước 5: Chiến binh đảo ngược: Tay phải vươn lên, kéo dài qua tai, tay trái đặt lên đùi hoặc bắp chân, chân phải duỗi thẳng.

Bước 6: Góc nghiêng mở rộng: Gập đầu gối phải, đặt tay phải lên đùi, mở rộng cơ thể.

Bước 7: Tam giác: Duỗi thẳng chân phải, tay phải chạm mắt cá chân, tay trái giơ lên, vặn người về phía trần nhà.

Bước 8: Bán nguyệt: Trượt tay phải về trước chạm sàn, nâng chân trái song song thảm, tay trái giơ cao.

Bước 9: Kết thúc: Thở ra, đưa hông thẳng lại, cúi gập người, sau đó hít vào trở về tư thế ngọn núi

Chuỗi tư thế Vinyasa Yoga ở tư thế đứng

6. Những lưu ý khi tập Vinyasa yoga

Để thực hiện những tư thế khó, người tập cần có kinh nghiệm, cơ thể dẻo dai và sức mạnh tốt. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tập Vinyasa yoga:

  • Với người mới bắt đầu nên luyện tập từ những động tác cơ bản trước khi nâng cao để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Người mới tập không nên tự luyện tại nhà nếu chưa có kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy tham gia lớp học có huấn luyện viên để đảm bảo an toàn và tránh chấn thương.

  • Không nên ăn no trước khi tập, hãy ăn nhẹ cách buổi tập khoảng 2 – 3 tiếng để tránh cảm giác nặng nề.

  • Duy trì tinh thần thoải mái, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tập luyện quá sức gây phản tác dụng.

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, co giãn tốt để dễ dàng thực hiện các tư thế và cảm thấy thư giãn hơn trong quá trình tập.

Nên chọn trang phục thoải mái khi tập luyện

Hy vọng qua bài viết AIA Việt Nam chia sẻ trên đây giúp bạn đọc đã hiểu hơn vinyasa yoga là gì. Đây không chỉ là một phương pháp luyện tập thể chất mà còn giúp bạn cân bằng tâm trí, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp rèn luyện sức khỏe toàn diện, hãy thử Vinyasa yoga ngay hôm nay!

Xem thêm: Hướng dẫn tư thế con mèo-con bò (Chakravakasana) trong Yoga

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ