Bài viết

Rối loạn nhân cách né tránh là gì? 4 cách TỰ CẢI THIỆN bệnh hiệu quả

25/08/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết của hội chứng rối loạn nhân cách tránh né là việc né tránh ý kiến trái chiều về bản thân. Những người mắc phải hội chứng này cực kỳ nhạy cảm với những ý kiến về cá nhân họ, đặc biệt khi đó là sự phê bình hay chỉ trích. Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu xem đâu là nguy cơ gây căn bệnh này cũng như cách phòng tránh nó trong nội dung bài viết sau.

Rối loạn nhân cách né tránh là gì?

Rối loạn nhân cách tránh né - Avoidant personality disorder-AvPD hoặc anxious personality disorder là một trạng thái bất ổn của nhân cách con người. Nó được phân loại vào một trong những nhóm bệnh của rối loạn nhân cách. Phần lớn những người này thường có các biểu hiện như: ức chế về mặt xã hội, tự ti, nhạy cảm thái quá trước những lời nhận xét không tốt về mình,... Nhìn chung họ khá ít bạn bè cũng như các mối quan hệ khác.

Triệu chứng

Những người có triệu chứng rối loạn nhân cách tránh né thường lo ngại bị từ chối đến mức họ thà cô lập chính mình còn hơn bị từ chối. Nỗi sợ bị phê bình, chỉ trích hay từ chối là những đặc điểm chung dễ thấy của nhóm người này. Bên cạnh đó rối loạn nhân cách tránh né còn có các triệu chứng như:

  • Quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những lời chỉ trích hay sự phản đối từ người khác

  • Họ có rất ít bạn bè hay chỉ miễn cưỡng tham gia với người khác trừ khi chắc chắn rằng mình được yêu thích

  • Họ cảm thấy lo lắng tột độ thậm chí là sợ hãi trong các mối quan hệ xã hội. Một số trường hợp lựa chọn việc từ tránh né các hoạt động cần phải làm việc nhóm, tập thể,...

  • Họ nhút nhát, e dè sợ làm sai điều gì đó hoặc thấy xấu hổ

  • Họ luôn cảm thấy mặc cảm về bản thân, tự cho mình là kém cỏi

  • Họ có xu hướng an toàn hay hiếm khi thử bất cứ điều gì mới mẻ hay nắm bắt những cơ hội tiềm năng của bản thân

Người bị rối loạn nhân cách né tránh người e ngại, rụt rè

Nguyên nhân

Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào xác minh chính xác những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến hình thành trạng thái rối loạn nhân cách né tránh. Tuy nhiên, một số người lại tin rằng căn bệnh này có thể di truyền hoặc do môi trường sống ảnh hưởng tạo thành. Ví dự sự nhút nhát, e ngại thường thấy ở trẻ nhỏ kéo dài đến trưởng thành sẽ tạo nên hội chứng rối loạn nhân cách tránh né.

Xem thêm: 7 tác động của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ đến người bệnh

Môi trường sống không lành mạnh gây ra các vấn đề về tâm lý

Ai có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn nhân cách tránh né

Không có cách nào để nhận biết ai là người có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né. Theo đó những người có tiền sử gia đinh bị trầm cảm thường xuyên lo lắng suy tư sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra những người có sức khỏe tâm thần không được tốt như bị lạm dụng, bỏ rơi thời ấu thơ hay lăng mạ, giễu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chịu nhiều tổn thương trong quá khứ dẫn đến rối loạn nhân cách khi trưởng thành

Cách tự cải thiện hội chứng rối loạn nhân cách né tránh

Điều trị rối loạn nhân cách tránh né nói riêng hay các bệnh về tâm lý nói chung đòi hỏi một quá trình đầy nhẫn nại và yêu thương. Sử dụng tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp hữu hiệu trong việc cải thiện suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Dưới đây là một số cách tự cải thiện hội chứng rối loạn nhân cách né tránh mà bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? Cách điều trị

Sống lành mạnh

Sống lành mạnh không đơn thuần là việc quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của bữa ăn hay tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Tuy nhiên việc ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động sẽ giúp tinh thần của bạn tươi trẻ, sảng khoái hơn. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân như đọc sách, uống trà, đi dã ngoại, giao lưu kết bạn,... để có thể cải thiện sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Sống lành mạnh, hòa mình cùng thiên nhiên

Phát triển kỹ năng xã hội

Lựa chọn các lớp học giao tiếp, lớp học chữa lành,... có thể giúp bạn cải thiện yếu điểm của mình trong giao tiếp. Bạn có thể đến các trung tâm trị liệu hay đơn vị chăm sóc sức khỏe tinh thần để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp nhất với mức độ bệnh tình của bạn. Ngoài ra bạn có thể thực tập thiền hành để tâm hồn mình được nghỉ ngơi, được nuôi dưỡng tốt hơn.

Rèn luyện các kỹ năng xã hội tốt hơn

Đối mặt với khó khăn

Sự nhút nhát, e ngại sẽ khiến bạn mãi mắc kẹt trong chính vòng quay của căn bệnh rối loạn nhân cách né tránh. Cố gắng cải thiện sức khỏe tinh thần, tập đương đầu với các thử thách nhỏ như giao tiếp với người lạ hay phản hồi ý kiến nhận xét của người khác về mình... Đây là một hành trình bài đòi hỏi nhiều thời gian do vậy phải hết sức nhẫn nại và cố mở lòng mình để thành công.

 

Tìm kiếm sở thích thú vị

Bạn hoàn toàn có thể giao lưu kết bạn thêm bạn mới với thông qua các hoạt động hay sở thích của mình. Đây chính là giao điểm kết nối đầu tiên dành cho bạn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn khi trao đổi về thú vui của mình. Đương nhiên việc bắt chuyện với những người cùng tần số luôn dễ dàng và tự nhiên hơn so với việc kết bạn cùng một người xa lạ không có điểm chung nào.

Rối loạn nhân cách né tránh là khái niệm còn khá xa lại tại Việt Nam. Nhìn chung đây là căn bệnh tâm lý dễ bắt gặp ở nhiều người bởi sự lo toan, e ngại khi làm sai hay sợ bị phê phán, chỉ trích. Hy vọng những nội dung trên AIA Việt Nam đã góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mới lạ này. 

Xem thêm: Trầm cảm cười là gì? Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ