Nhiều người hiện nay dành nhiều thời gian cho công việc, ít giao tiếp với bạn bè, người thân nên thường cảm thấy cô đơn. Sự cô đơn tích tụ ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần về thể chất. Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu sự cô đơn là gì, biểu hiện của sự cô đơn như thế nào để có cách phòng tránh kịp thời.
1. Cô đơn là gì?
Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp, thường đi kèm với cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối hoặc giao tiếp với những người khác. Cảm giác này có thể tồn tại ngay cả khi xung quanh có nhiều người, khiến cho người trải nghiệm cảm thấy trống rỗng và đơn độc.
Sự cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp
2. Tác động của cô đơn đối với sức khỏe
Cô đơn là một trạng thái tâm lý có tác động sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu: Đối với những người đang điều trị bệnh lý tâm thần, cảm giác cô đơn có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng. Sự cô đơn còn dẫn đến các vấn đề như trầm cảm, lo âu và stress.
Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ: Cảm giác cô đơn kéo dài có thể làm giảm khả năng giải quyết vấn đề và ghi nhớ dài hạn. Một nghiên cứu ở trường đại học tại Anh thông qua các bài kiểm tra về trí nhớ đã cho thấy người có mức cô đơn cao bị giảm chức năng nhận thức trên mức trung bình.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Cô đơn có sự liên kết với việc tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy những người cô đơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 29% và đột quỵ cao hơn 32% so với những người không cảm thấy cô đơn. Ngoài ra cô đơn còn làm làm tăng huyết áp tâm thu.
Tăng nguy cơ tử vong: Cô đơn làm tăng nguy cơ tử vong sớm, tương đương với khả năng làm tử vong từ việc hút thuốc lá (15 điếu/ngày) và béo phì.
Ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch: Cảm giác cô đơn kéo dài gây căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, cô đơn còn làm tăng nguy cơ các bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, ung thư, tiểu đường, đột quỵ,...
Cô đơn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
3. Nguyên nhân phổ biến của sự cô đơn
Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, liên quan đến vấn đề xã hội, tâm lý, tình cảm và thể chất. Một số yếu tố làm tăng cảm giác cô đơn thường gặp gồm có:
Môi trường gia đình: Trẻ em lớn lên trong gia đình có bố mẹ nóng tính hoặc bạo lực thường trở nên sống nội tâm và ít chia sẻ, dẫn đến nguy cơ cô đơn cao hơn.
Mất mát: Sự mất mát của người quan trọng trong cuộc sống có thể gây ra cảm giác cô đơn, dù vẫn có người đồng hành.
Áp lực xã hội và công việc: Công việc không đạt yêu cầu và áp lực từ những người xung quanh cũng góp phần làm gia tăng sự cô đơn.
Khả năng giao tiếp: Những người gặp khó khăn trong giao tiếp dễ rơi vào tình trạng cô đơn, đặc biệt ở các vùng có mật độ dân số thấp, dẫn đến giảm tương tác xã hội.
Yếu tố di truyền: Một gen liên quan đến cô đơn có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, khiến những người mang gen này dễ cảm thấy đau khổ hơn khi thiếu kết nối xã hội.
4. Biểu hiện của sự cô đơn
Sự cô đơn không chỉ thể hiện qua sắc thái hay tinh thần mà còn có thể hiện qua số lượng và chất lượng các mối quan hệ bên ngoài. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy của sự cô đơn.
4.1 Không có mối quan hệ thân thiết
Khi bạn cô đơn, bạn hầu như không có lấy một người bạn thân, người đồng điệu có thể chia sẻ cùng. Mặc dù bạn có rất nhiều mối quan hệ xung quanh, tuy nhiên lại không có sự thân thiết.
4.2 Tránh xa các hoạt động xã hội
Cảm giác cô đơn có thể khiến bạn trở nên ngại ngùng và tránh xa các hoạt động xã hội. Bạn từ chối tham gia các sự kiện hoặc gặp gỡ bạn bè, dẫn đến việc vòng tròn xã hội ngày càng thu hẹp và cảm giác cô đơn tăng lên. Khi không còn động lực để kết nối, sự cô lập xã hội càng trở nên nghiêm trọng hơn.
4.3 Cảm giác trống rỗng kéo dài
Một trong những biểu hiện rõ ràng của sự cô đơn là cảm giác trống rỗng kéo dài. Người trải qua trạng thái này thường cảm thấy như mình không còn động lực hay cảm xúc tích cực nào, dẫn đến sự kiệt quệ về tinh thần. Cảm giác này có thể kéo dài và trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày đến mức bạn cảm thấy đó là điều hiển nhiên.
Khi bạn cô đơn, bạn sẽ thường cảm thấy rất trống rỗng
4.4 Tự chỉ trích bản thân
Khi thiếu sự hỗ trợ và kết nối từ những người xung quanh, bạn có thể sẽ bắt đầu tự phê bình bản thân nhiều hơn. Bạn thường nhấn mạnh vào những thiếu sót của mình, suy nghĩ nhiều về điều đó, tại sao mình lại ứng xử như vậy. Việc tự chỉ trích có thể dẫn đến tình trạng tâm lý xấu hơn, như trầm cảm.
4.5 Triệu chứng thể chất
Sự cô đơn không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể gây ra các triệu chứng thể chất. Nghiên cứu cho thấy rằng sự cô đơn kéo dài có thể làm tăng mức cortisol trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn giấc ngủ, tăng cân,...
Xem thêm: Người hướng nội là gì? 7 Công việc tốt nhất cho người hướng nội
5. Hành vi vô thức cho thấy bạn đang cô đơn
Cô đơn là một trạng thái tâm lý phức tạp mà nhiều người trải qua, thường dẫn đến những hành vi vô thức mà bản thân họ không nhận ra. Dưới đây là một số biểu hiện vô thức cho thấy bạn đang cảm thấy cô đơn.
Lý tưởng hóa các mối quan hệ cũ: Bạn có thể thường xuyên hồi tưởng về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, như mối tình đầu hay những cuộc trò chuyện thú vị.
Ngại kết bạn và gặp gỡ người mới: Cô đơn khiến bạn ngần ngại trong việc mở rộng mối quan hệ. Bạn cảm thấy có thể làm mọi thứ một mình, nhưng điều này lại khiến bạn càng ít động lực để kết nối với người khác.
Phóng đại sự khác biệt giữa bản thân và người khác: Khi cô đơn, bạn có xu hướng nhìn nhận bản thân khác biệt và tách biệt hơn so với những người xung quanh, điều này càng làm tăng cảm giác cô đơn.
Cảm thấy kiệt sức: Dù là người hướng nội hay không, ai cũng cần sự kết nối xã hội. Khi ở một mình quá lâu, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu động lực để tiến lên.
Từ chối mọi cơ hội mới: Cô đơn khiến bạn thu hẹp thế giới xung quanh, từ chối các cơ hội, trải nghiệm quý giá trong cuộc sống.
Khi bạn cô đơn, bạn ngại giao tiếp, kết bạn mới
6. Cách vượt qua sự cô đơn
Cô đơn không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn tác động xấu đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tật và tự tử. Do đó, khi cảm thấy cô đơn, bạn nên tìm cách cải thiện tình trạng này sớm nhất có thể. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp mà AIA Việt Nam chia sẻ dưới đây:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình cô đơn: Xác định nguyên nhân gây cô đơn là bước quan trọng để giải quyết gốc rễ của vấn đề.
Tăng kết nối xã hội: Tăng cường kết nối với những người xung quanh là một biện pháp hiệu quả. Hãy trò chuyện với bạn bè, gọi điện hoặc nhắn tin cho những người thân đã lâu không liên lạc để tạo dựng mối quan hệ.
Trò chuyện, vui vẻ với bạn bè
Dành thời gian cho sở thích: Dành thời gian cho những hoạt động yêu thích giúp cải thiện tâm trạng và năng lượng. Tham gia vào sở thích cũng giúp bạn kết nối với những người có chung đam mê.
Điều chỉnh cảm xúc và nhận thức: Chấp nhận cảm xúc tiêu cực nhưng cố gắng nhìn nhận mọi việc bằng cách lạc quan hơn sẽ giúp giảm bớt nỗi buồn.
Nuôi thú cưng: Nuôi thú cưng như chó hoặc mèo có thể giúp giảm bớt sự cô đơn, mang lại niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.
Nuôi thú cưng sẽ giúp bạn bớt cảm thấy cô đơn
Hy vọng qua bài viết trên của AIA Việt Nam đã mang đến cho bạn cái nhìn sâu hơn về sự cô đơn. Hiểu rõ về cô đơn sẽ giúp chúng ta nhận diện và vượt qua nó, từ đó tìm kiếm sự kết nối và hạnh phúc trong cuộc sống.
Xem thêm: Ngừng cảm giác trống rỗng: 5 cách vượt qua đơn giản, hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/su-co-don-cung-co-lay-nhiem-vi
2. https://vnexpress.net/4-tac-dong-cua-co-don-den-nao-4646355.html