Bài viết

7 cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc để cuộc sống trở nên tốt hơn

31/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Con người chúng ta không thể thành công nếu chỉ dựa vào chỉ số thông minh (IQ) cao mà còn phải kết hợp với trí tuệ cảm xúc (EQ) cao nữa. Vậy thế nào là trí tuệ cảm xúc? Cùng AIA Việt Nam tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về trí tuệ cảm xúc và 7 cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nhé!

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là chỉ số cảm xúc (EQ): khả năng hiểu, vận dụng và quản lý cảm xúc theo cách tích cực để giảm căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác và làm dịu mâu thuẫn.

Trí tuệ cảm xúc được xác định bởi 4 yếu tố sau đây:

  • Khả năng quản lý: Bạn sẽ kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình một cách chủ động và tích cực.

  • Tự nhận thức: Bạn có thể nhận ra cảm xúc của bản thân ảnh hưởng đến hành vi của mình ra sao, biết rõ ưu nhược điểm của mình và có sự tự tin nhất định.

  • Đồng cảm với mọi người xung quanh: Bản thân sẽ có sự đồng cảm, thấu hiểu với hành động và suy nghĩ của người khác.

  • Duy trì các mối quan hệ: Biết cách phát triển và duy trì tốt các mối quan hệ xung quanh, tư duy làm việc nhóm tốt, truyền cảm hứng tích cực đến người khác.

 

Đồng cảm với mọi người xung quanh

Vai trò của trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc vô cùng quan trọng bởi nó giúp bạn dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ bền chặt, đạt được thành công trong cuộc sống cũng như mục tiêu cá nhân mà bản thân hướng đến. Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn kết nối được với cảm xúc của mình, biến suy nghĩ thành hành động và đưa ra quyết định một cách sáng suốt về những điều quan trọng đối với bạn. [1]

Ví dụ thực tế về trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Dưới đây là ví dụ để hiểu rõ như thế nào là chỉ số EQ cao và như thế nào là chỉ số EQ thấp:

Tình huống: Bạn đã làm việc và cống hiến hết mình ở công ty 3 năm nhưng hôm nay sếp thông báo đồng nghiệp mới làm được 1 năm đã được thăng chức cao hơn bạn.

  • Chỉ số EQ cao: Tự xem xét lại bản thân xem mình có chăm chỉ, thông minh như đồng nghiệp không, có hoàn thành dự án một cách hoàn hảo không, có thường xuyên đưa ra được những ý tưởng mới giúp ích cho công ty như đồng nghiệp không. Sau khi suy nghĩ kỹ thì bạn cảm thấy việc đồng nghiệp được thăng chức là xứng đáng.

  • Chỉ số EQ thấp: Bạn khó chịu với đồng nghiệp, tỏ ra tức giận và bất mãn với sếp của mình và có ý định nghỉ việc ngay lập tức.

    Xem thêm: 9 dấu hiệu nhận biết người có EQ thấp tại nơi làm việc

Chúc mừng cho đồng nghiệp thay vì ganh ghét

7 cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Để có thể rèn luyện và nâng cao chỉ số cảm xúc, bạn hãy tham khảo 7 cách sau đây:

1. Nhận thức rõ hơn về bản thân

Nhận thức được cảm xúc và phản ứng của bản thân với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình. Chúng ta cần hiểu rõ lúc nào thì nên điềm tĩnh, lúc nào nên tức giận và hiểu được cảm xúc của mình diễn ra có đang đúng với tình hình xung quanh hay không.

2. Chú ý đến cảm xúc của người khác

Chúng ta cần quan sát đánh giá của người khác đối với hành vi và cách giao tiếp của bản thân để hành xử phù hợp hơn. Dựa trên phản ứng của người đối diện để điều chỉnh hành động của mình chính là một phần quan trọng giúp chỉ số EQ của bạn tăng lên.

3. Lắng nghe tích cực

Hãy dành thời gian để lắng nghe mọi người và theo dõi các phản ứng tích cực, tiêu cực xảy ra. Kể cả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ, lắng nghe người khác sẽ cho thấy bạn rất tôn trọng đối phương và tạo nền tảng cho một mối quan hệ tốt đẹp.

Xem thêm: Lắng nghe tích cực: 7 cách rèn luyện lắng nghe trong cuộc sống

Lắng nghe ý kiến của người khác

4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Một yếu tố rất cần thiết để nâng cao trí tuệ cảm xúc đó chính là kỹ năng giao tiếp vượt trội. Luôn biết bản thân nên nói gì, khi nào cần cung cấp thông tin để xây dựng mối quan hệ bền chặt.

5. Sống tích cực

Một lời khuyên chân thành, một câu nói tích cực, khích lệ sẽ là sức mạnh rất lớn đối với người nhận được nó. Nếu bạn có thái độ tích cực đối với một tình huống rủi ro sẽ giúp mọi người xung quanh cũng giữ được bình tĩnh.

6. Phản hồi tích cực

Lắng nghe thôi đã khó, nhưng lắng nghe rồi phản hồi lại như thế nào còn khó hơn. Vậy nên việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe phản hồi là rất quan trọng. Bạn phản hồi tích cực và đóng góp ý kiến quan trọng cho dự án của đồng nghiệp cũng là một cách khích lệ tinh thần và duy trì được mối quan hệ tốt hơn.

Phản hồi tích cực về dự án của đồng nghiệp

7. Giữ bình tĩnh trước áp lực

 

Luôn giữ bình tĩnh và suy nghĩ tích cực trước những tình huống căng thẳng sẽ giúp bạn duy trì được sự ổn định và dễ dàng đạt được mục tiêu. Hãy rèn luyện chỉ số cảm xúc bằng cách hít thở thật sâu và suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì.

Lời kết

 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trí tuệ cảm xúc cũng như cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Khi bạn có một chỉ số EQ cao thì cuộc sống cũng sẽ trôi qua suôn sẻ hơn và dễ dàng đạt được những thành tựu quan trọng trong công việc cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội. [2]

Xem thêm: 7 cách kiềm chế cơn nóng giận với con hiệu quả ai cũng làm được

Tham khảo:

[1] Improving Emotional Intelligence (EQ), 2023

[2] Jennifer Herrity - How To Improve Emotional Intelligence in 9 Steps, 2023

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ