Bài viết

Giải đáp: Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có chữa được không?

15/03/2025 dot 6 phút đọc
Y học thường thức

Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối là bệnh tự miễn mạn tính đã bước vào tình trạng nghiêm trọng, các biến chứng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận, hệ thần kinh và mạch máu, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy lupus ban đỏ ở giai đoạn cuối có chữa được không? Bài viết này của AIA Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ về triệu chứng bệnh và cách điều trị và phương pháp kiểm soát hiệu quả.

1. Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ (Lupus Erythematosus) là một bệnh lý tự miễn, trong đó hệ miễn dịch nhận diện nhầm các mô khỏe mạnh là tác nhân gây hại và tấn công chúng. Bệnh có triệu chứng da liễu và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như da, tim, phổi, thận, hệ thần kinh, mạch máu.

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn thường gặp

Lupus ban đỏ được chia thành hai dạng chính: 

  • Lupus ban đỏ dạng đĩa: Chủ yếu ảnh hưởng đến da, gây ban đỏ, tổn thương da dai dẳng. Không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống.

  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Đây là dạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận, não, mạch máu và hệ thần kinh và có thể tiến triển thành giai đoạn nặng nếu không kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ chưa được xác định rõ, nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền, nội tiết tố và môi trường.

2. Triệu chứng lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, lupus ban đỏ gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe: 

2.1. Biến chứng về da

Lupus ban đỏ giai đoạn cuối khiến phát ban lan rộng, khó lành, da nhạy cảm ánh nắng, dễ viêm loét. Đặc biệt, tổn thương do lupus dạng đĩa còn gây sẹo vĩnh viễn.

Biến chứng trên da do bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

2.2. Rối loạn về máu

Lupus ban đỏ làm giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gây thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành cục máy đông nguy hiểm.

2.3. Biến chứng tim mạch

Lupus ban đỏ giai đoạn cuối gây viêm cơ tim và màng ngoài tim, làm suy giảm khả năng co bóp của tim, dẫn đến suy tim. Viêm nhiễm kéo dài làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ hình thành huyết khối, gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

2.4. Tổn thương phổi

Viêm màng phổi do lupus ban đỏ gây tràn dịch màng phổi, gây khó thở và đau ngực. Xơ hóa phổi, tình trạng các mô phổi bị tổn thương và thay thế bằng mô sẹo, làm giảm khả năng trao đổi khí, dẫn đến suy hô hấp.

Tổn thương phổi do lupus ban đỏ

2.5. Biến chứng thận

Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối tấn công cầu thận, đơn vị lọc máu của thận, gây viêm cầu thận. Viêm nhiễm kéo dài dẫn đến suy giảm chức năng lọc của thận, cuối cùng gây suy thận giai đoạn cuối, cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

2.6. Tổn thương thần kinh

Lupus ban đỏ còn gây ra viêm não, dẫn đến đau đầu, co giật, rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê. Bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm thần, gây trầm cảm, lo âu và suy giảm trí nhớ.

3. Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có chữa được không?

Hiện nay, lupus ban đỏ giai đoạn cuối chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sẽ được kiểm soát thông qua các phương pháp điều trị phù hợp, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn

Điều trị  lupus ở giai đoạn cuối giúp giảm viêm và hạn chế tổn thương cơ quan, kiểm soát hệ miễn dịch, giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng lan rộng.

4. Phương pháp điều trị lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Điều trị Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối đòi hỏi người bệnh uống thuốc đều đặn và duy trì lối sống khoa học. 

4.1. Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch (như Methotrexate, Cyclophosphamide) và thuốc sinh học (Belimumab hoặc Rituximab).

4.2. Điều chỉnh lối sống

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học với giảm muối, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu Omega-3 giúp hỗ trợ điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngủ nghỉ điều độ và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Điều chỉnh lối sống để điều trị và phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ tiến triển nặng

5. Biện pháp phòng ngừa lupus ban đỏ tiến triển nặng

Để phòng ngừa lupus ban đỏ tiến triển nặng, bệnh nhân cần lưu ý:

5.1. Tuân thủ phác đồ điều trị

Tuân thủ phác đồ điều trị là yếu tố then chốt. Người bệnh cần uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý ngưng thuốc dù triệu chứng có cải thiện. Cuối cùng, giữ tinh thần lạc quan bằng cách tham gia các nhóm hỗ trợ và duy trì tâm lý tích cực giúp người bệnh có thêm động lực và sức mạnh để đối mặt với bệnh tật.

5.2. Lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh với ăn uống cân đối, hạn chế căng thẳng, không hút thuốc và hạn chế rượu bia cũng góp phần quan trọng. Những bộ môn như đi bộ, yoga, thiền sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng. 

5.3. Giữ tinh thần lạc quan

Giữ tinh thần lạc quan cũng rất quan trọng với người bệnh. Một tinh thần sảng khoái, thoải mái sẽ giúp người bệnh có thêm động lực và sức mạnh để đối mặt với bệnh tật.

bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị đúng cách có thể kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và cải thiện chất lượng sống. AIA Việt Nam khuyên bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi tiến triển bệnh để kiểm soát được các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Rối loạn đông máu là gì? Rối loạn đông máu có chữa được không?

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ