Bài viết

Quả Lựu ngọt thanh mang tới công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

03/11/2023 dot 02 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Lựu là một trong những loại quả dinh dưỡng nhất với thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Nước ép lựu có thể có lợi cho những người bị viêm, đái tháo đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cùng AIA tìm hiểu tác dụng của quả lựu trong bài viết này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của quả lựu

Theo USDA [1], một quả lựu nặng khoảng 100g chứa:

  • 83 calo

  • 18.7g carbohydrate

  • 1.67g protein

  • 1.17 g chất béo

  • 10.2 mg vitamin C

  • 236 mg Kali

  • 12 mg Magie

Lựu rất giàu polyphenol, có nhiều lợi ích tiềm năng nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của các vi chất dinh dưỡng này. Dinh dưỡng từ quả lựu có thể giúp điều trị các yếu tố nguy cơ đối với nhiều bệnh, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, stress oxy hóa, lượng đường trong máu cao và các dấu hiệu viêm nhiễm.

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe

Lựu có thể được biết đến nhiều nhất là làm nước ép có màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, những loại trái cây độc đáo này còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Giàu chất chống oxy hóa

Một trong những tác dụng của quả lựu đầu tiên chính là giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn tránh khỏi các gốc tự do. Một lượng lớn các gốc tự do có thể gây hại và góp phần vào một số bệnh mạn tính.

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể tránh khỏi các gốc tự do

Lựu rất và các hợp chất polyphenolic, bao gồm punicalagin, anthocyanin và tannin thủy phân. [1] Những chất chống oxy hóa từ trái cây như lựu là một cách tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật.

Giúp ngăn ngừa viêm nhiễm

Viêm mạn tính có thể góp phần gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường tuýp 2 và ung thư. Ăn lựu có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm liên quan đến các tình trạng mạn tính này. [2]

Điều này phần lớn là do các hợp chất gọi là punicalagins, đã được chứng minh [3] là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Tiêu thụ nước ép lựu có thể làm giảm các dấu hiệu viêm nhất định, tuy nhiên điều này vẫn cần được kiểm chứng thêm qua nhiều nghiên cứu khác.

Hỗ trợ chống ung thư

Nghiên cứu [4] đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong quả lựu có đặc tính chống ung thư. Nghiên cứu trên động vật cũng đã phát hiện ra rằng lựu giúp làm chậm sự phát triển của khối u trong giai đoạn đầu ung thư gan.

Tốt cho hệ thống tim mạch

Theo bằng chứng trong một nghiên cứu cho biết những loại trái cây giàu hợp chất polyphenolic (chẳng hạn như lựu) có thể mang lại tác động có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ví dụ, trong một nghiên cứu trên những người mắc bệnh tim, uống nước ép lựu làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau ngực và góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Các nghiên cứu trên ống nghiệm và con người đã phát hiện ra rằng chiết xuất lựu có thể giúp giảm sự hình thành sỏi thận. Chiết xuất lựu đã được tìm thấy giúp ức chế cơ chế liên quan đến sự hình thành sỏi ở những người bị sỏi thận tái phát.

Ngoài ra, chiết xuất lựu có thể giúp điều chỉnh nồng độ oxalat, canxi và phốt phát trong máu. Đây cũng là những thành phần phổ biến của sỏi thận. 

Chiết xuất lựu có thể giúp giảm sự hình thành sỏi thận

Giúp kháng khuẩn

Các hợp chất lựu có thể giúp chống lại các vi sinh vật gây hại. Ví dụ, chúng có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách giảm sự phát triển của vi trùng có thể góp phần gây hôi miệng và sâu răng.

Lựu được sử dụng với đặc tính kháng khuẩn trong nhiều thế kỷ qua. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũ hơn đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các thành phần trong lựu như axit ellagic và một số tannin có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus.

Tốt cho trí não

Lựu chứa chất chống oxy hóa gọi là ellagitannin, giúp giảm viêm trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ellagitannin có thể giúp bảo vệ não chống lại bệnh Alzheimer và Parkinson bằng cách giảm tổn thương oxy hóa và tăng sự sống sót của các tế bào não.

Ellagitannin được cho là tạo ra một hợp chất trong ruột gọi là urolithin A, đã được nghiên cứu về khả năng giảm viêm trong não và trì hoãn sự khởi phát của các bệnh nhận thức. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cũng chưa được xác thực và cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn.

Cải thiện hiệu suất tập thể dục

Các polyphenol trong quả lựu có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục. Bổ sung lựu có thể cải thiện cả sức bền và phục hồi cơ bắp.

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Ăn lựu có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột của bạn, đóng một vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sức khỏe. Nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng lựu có thể làm tăng mức độ vi khuẩn đường ruột có lợi, cho thấy nó có thể có tác dụng prebiotic.

Ăn lựu có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột

Prebiotics đóng vai trò là nhiên liệu cho các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn và hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, lựu rất giàu chất xơ, rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa và có thể bảo vệ chống lại một số tình trạng tiêu hóa.

Những lưu ý khi sử dụng quả lựu

Nước ép lựu được đánh giá cao về độ an toàn khi hầu hết mọi người không gặp tác dụng phụ, chỉ một số ít người có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng với lựu. Chiết xuất lựu có thể an toàn khi uống hoặc bôi lên da. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với chiết xuất lựu. Các triệu chứng nhạy cảm bao gồm ngứa, sưng, sổ mũi và khó thở.

Điều đáng chú ý, hạt lựu tốt cho sức khỏe và hầu như không gây dị ứng nhưng rễ, thân và vỏ cây lựu đều độc. Vì thế nếu ăn lượng quá lớn rễ, thân hoặc vỏ quả lựu thì sẽ không an toàn, và có thể trúng độc.

Khi sử dụng trên da: Chiết xuất lựu có thể an toàn khi thoa lên da. Nhưng một số người nhạy cảm với chiết xuất lựu có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy

  • Xuất hiện các vùng sưng tấy

  • Nước mũi chảy

  • Hít thở khó khăn

Trên đây, AIA vừa tổng hợp 9 tác dụng của quả lựu thường được sử dụng. Hy vọng sau bài viết, bạn đọc nắm được thêm kiến thức về loại quả này và sử dụng thích hợp trong cuộc sống để tăng cường sức khỏe cho bản thân và người nhà.

 

Tham khảo:

[1] USDA, Pomegranates, raw, 2018

[2] Pubmed, Chronic inflammation in the etiology of disease across the life span, 2019

[3] Pubmed, The Pomegranate: Effects on Bacteria and Viruses That Influence Human Health, 2013

[4] Pubmed, Possible use of Punica granatum (Pomegranate) in cancer therapy, 2018

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.