Bài viết

Giải đáp tập tạ có ảnh hưởng chiều cao không?

29/08/2023 dot 7 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tập luyện

Tập tạ có lùn không là một câu hỏi khá phổ biến của các bạn trẻ mới lớn khi gia nhập vào giới thể hình bởi ai cũng mong muốn có một cơ thể cường tráng, cao ráo. Thấu hiểu nỗi lo ngại của các gymer mới, AIA Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc đó ngay sau đây.

 

Nghiên cứu về tập tạ ảnh hưởng tới chiều cao

Có một vấn đề bạn cần hiểu rõ đó chính là chiều cao của chúng ta phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính: chế độ dinh dưỡng, hoocmon tăng trưởng và gen di truyền.

Một số bạn trẻ ở tuổi vị thành niên, các khung xương có thể phát triển rất nhanh nhưng bị xốp, giòn, thiếu chắc chắn do không bổ sung đủ lượng canxi. Trẻ lứa tuổi dậy thì như vậy tuy chiều cao thấp hơn các bạn đồng trang lứa nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Thế nhưng nếu đã thiếu hoocmon tăng trưởng thì những bạn trẻ trong trường hợp như vậy sẽ bị lùn, nhỏ con,... Qua đó chúng ta có thể hiểu được hoocmon đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chiều cao của trẻ vị thành niên như thế nào.

Hoocmon là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao, không phải tập tạ

Sau nhiều năm thì khoa học đã nhận ra rằng hoocmon hoàn toàn có thể được cải thiện một cách tự nhiên nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt đúng giờ giấc và cả việc luyện tập. Chỉ bằng 1 tiếng rèn luyện thông thường có thể giúp trẻ tăng đến gấp 3 lần lượng hoocmon tăng vào ban đêm.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học [1] còn rất ủng hộ các bài tập huấn luyện sức khỏe phù hợp, mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em, bao gồm:

  • Nâng cao sức khỏe và chỉ số sức mạnh của xương

  • Giảm nguy cơ gãy xương, giảm tỷ lệ chấn thương trong thể thao

  • Tự tin hơn và hứng thú với các hoạt động thể chất

Cũng giống như các môn thể thao khác, tạ cũng là một bộ môn giúp bạn cải thiện lượng hoocmon tăng lên. Tập tạ đúng cách sẽ không thể khiến bạn lùn đi so với chiều cao thông thường vốn có.

Xem thêm: TOP 9+ bài tập cho cẳng tay to khoẻ tại nhà cho nam

Tại sao mọi người tin rằng tập tạ bị lùn đi?

Có nhiều người cho rằng tập gym, tập tạ bị sẽ làm trẻ mới lớn bị lùn đi hay nói cách khác là tập tạ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các khớp sụn của trẻ. Điều này có thể xuất phát từ quan niệm trẻ em tuổi dậy thì sẽ bị tổn hại đến các sụn tăng trưởng nếu chúng vận động mạnh hoặc lao động nặng nhọc.

Nhiều quan niệm cho rằng thiếu niên hay vận động mạnh sẽ bị thấp bé, nhỏ con

Cũng có tin đồn xuất phát từ Nhật Bản vào năm 1964 rằng trẻ em tham gia vào việc lao động nặng nhọc thường có vóc người nhỏ con, thấp bé. Nguyên nhân là do trẻ tuổi dậy thì lao động quá mức sẽ khiến các lớp sụn tăng trưởng kết thúc quá trình phát triển sớm. Nhưng cũng có một vấn đề cần nhắc đến nữa đó là trẻ em Nhật Bản giai đoạn này còn bị suy dinh dưỡng. Đây mới là nguyên nhân chính khiến trẻ không thể cao lên chứ không chỉ là do lao động nặng.

Những tin đồn sai lầm về việc tập tạ gây tác động xấu đến sự phát triển xương cũng bắt nguồn từ những chấn thương có thể xảy ra đối với các sụn tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của trẻ. Nhưng trên thực tế, chấn thương sụn giữa các đầu xương có thể do việc thực hiện sai tư thế, nâng mức tạ quá nặng hoặc không tham khảo chỉ dẫn của người có chuyên môn.

Cho nên để trả lời cho câu hỏi tập tạ có lùn không, việc bạn nâng tạ một cách chính xác và đúng kỹ thuật sẽ không làm ảnh hưởng đến chiều cao và sự phát triển của bạn. Tất nhiên là môn thể thao và hình thức tập luyện nào cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến chấn thương, và sẽ có thể ảnh hưởng đến các khớp sụn, khiến sụn dễ bị tổn thương. Vì vậy cần biết cách tránh những chấn thương không đáng có khi tập tạ.

Làm sao ngăn ngừa chấn thương khi tập tạ ở thanh thiếu niên

Nếu bạn trên 25 tuổi và cao 1m80 thì hoàn toàn có thể bỏ qua phần này. Ở lứa tuổi trưởng thành, việc tập luyện rất tốt cho sức khỏe và chẳng cần hỏi tập tạ có lùn không. Nhưng đối với cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất thì việc để từng thanh tạ hàng chục kg dồn lên các khớp xương là điều cần hết sức lưu ý.

Chỉ sử dụng mức tạ phù hợp

Giai đoạn dậy thì đang là lúc các sụn tiếp hợp phát triển. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội để kích thích phát triển các ống xương dài.

Nên tránh các mức tạ quá sức

Nếu như mong muốn tập tạ để có cơ thể săn chắc, hãy chú ý về kỹ thuật và chỉ sử dụng mức tạ phù hợp trong khả năng của mình. Không sử dụng các loại tạ quá sức, dễ gây ra chấn thương và sai kỹ thuật.

Tránh những tư thế quá nặng

Thanh thiếu niên khi tập tạ nên hạn chế những động tác đòi hỏi nhiều sức mạnh như gánh tạ và những động tác nâng thanh tạ đòn qua đầu. Thay vào đó thì những động tác như sử dụng tạ đơn, nâng tạ chân thì hoàn toàn không ảnh hưởng nhé!

Cần có người giám sát

Dù có đam mê cỡ nào, chúng ta tập tạ để nâng cao sức khỏe vì vậy điều quan trọng nhất vẫn là bản thân. Vì thế nên tìm hiểu kỹ các khóa tập, tìm một huấn luyện viên - chuyên gia thể hình để theo sát và hướng dẫn bạn mọi thứ.

Thanh thiếu niên mới tham gia tập tạ nên có người hướng dẫn tập đúng cách

Để cơ thể phục hồi

Bất kể là tập tạ hay khi tham gia vào bộ môn nào cũng vậy, sau mỗi lần tập luyện, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi lấy lại sức lực một cách hợp lý. Điều này cũng sẽ giúp cho các nhóm cơ và lớp sụn có thời gian để phục hồi và phát triển.

Như vậy, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc “tập tạ có lùn không”. Các gymer mới nên chú ý tập tạ sao cho thật chính xác để cơ thể phát triển tốt và đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tập gym bao nhiêu phút một ngày là đủ cho người mới?

Nguồn tham khảo:

[1] Allison M. Myers, Nicholas W. Beam, Joseph D. Fakhoury - Resistance training for children and adolescents, 2017

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ