Kỷ tử là gì?
2. Đặc điểm và nguồn gốc của kỷ tử
Kỳ tử có nguồn gốc từ khu vực Tây Tạng và các vùng núi cao của Trung Quốc. Tại Việt Nam, kỷ tử được trồng ở khu vực vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Từ xa xưa, quả kỷ tử được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực và y học cổ truyền Trung Quốc. Quả kỷ tử có hình bầu dục, thường có màu đỏ cam hoặc đỏ tươi khi chín, có chiều dài khoảng 0,5-2 cm. Thịt quả mềm mọng, có vị ngọt nhẹ, có thể ăn khi quả còn tươi hoặc đem phơi khô và dùng như trong các loại trà, thuốc đông y.
3. Những tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe
Với bảng thành phần Kỷ tử từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền. Vậy kỷ tử có tác dụng gì?
3.1 Tăng cường hệ miễn dịch
Quả kỷ tử chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa này cũng có khả năng ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
3.2 Hỗ trợ sức khỏe mắt
Trong kỷ tử có chứa zeaxanthin, một hoạt chất chống oxy hóa giúp tăng cường thị lực. Hoạt chất này rất tốt cho người cao tuổi bị thoái hóa điểm vàng, giúp cải thiện thị giác và bảo vệ mắt khỏi tổn thương do gốc tự do và tia cực tím.