Bài viết

Bị sán chó kiêng ăn gì? Những lưu ý khi bị sán chó

13/12/2024 dot 6 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Sán chó là một bệnh ký sinh trùng phổ biến có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Để hỗ trợ quá trình điều trị, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu tình trạng bệnh. Vậy khi bị sán chó kiêng ăn gì và cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Khi bị sán chó kiêng ăn gì và cần lưu ý những điều gì?

1. Giun đũa chó (sán chó) là gì? 

Giun đũa chó do loài Toxocara canis gây ra. Đây là một bệnh ký sinh phổ biến đặc biệt tại các nước đang phát triển. Dù nhiều trường hợp nhiễm giun không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi bệnh nặng, người nhiễm có thể gặp các dấu hiệu như viêm phổi, giảm thị lực ở một mắt, gan-lách to hoặc nổi mề đay. Nếu số lượng giun trong cơ thể tăng cao thì các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng, điều này đòi hỏi phải điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Toxocara canis thuộc họ giun đũa có dạng hình ống với cấu trúc ruột đơn giản. Đây là loài đơn tính với sự khác biệt rõ ràng giữa con đực và con cái.

  • Con đực: Dài từ 4-6 cm, phần đuôi cong hướng về bụng và nhọn ở cuối với cấu trúc tinh hoàn hình ống và gai đơn giản để hỗ trợ giao phối.
  • Con cái: Kích thước lớn hơn con đực và có khả năng đẻ trứng, điều này làm tăng nguy cơ lây lan bệnh nếu không được kiểm soát.

Toxocara canis là một bệnh ký sinh phổ biến đặc biệt tại các nước đang phát triển

2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị sán chó

Trước khi tìm hiểu việc bị sán chó kiêng ăn gì thì dưới đây là nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng thường gặp để nhận biết và điều trị kịp thời:

Nguyên nhân gây nhiễm giun đũa chó

Trẻ em có nguy cơ nhiễm giun đũa chó cao hơn người lớn, đặc biệt qua đường phân-miệng. Trẻ thường chơi ở sàn nhà, sân vườn hoặc công viên sẽ dễ tiếp xúc với trứng giun dính trong đất, sau đó đưa tay lên miệng và bị nhiễm khuẩn.

Các gia đình hoặc khu vực nuôi nhiều chó cũng dễ bị lây nhiễm hơn do chó thải trứng giun qua phân ra môi trường. Bệnh giun đũa chó phổ biến ở trẻ em sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là những nước đang phát triển với tỷ lệ lưu hành bệnh cao.

Trẻ chơi với chó mèo có nguy cơ mắc sán chó cao

Triệu chứng của bệnh giun đũa chó

Các triệu chứng bệnh phụ thuộc vào số lượng ấu trùng giun nuốt phải, thời gian nhiễm bệnh, vị trí ký sinh và phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Hầu hết người bệnh không có triệu chứng rõ ràng khiến nhiều trường hợp không biết mình bị nhiễm. Tuy nhiên, khi giun đũa chó phát triển mạnh và tấn công vào các cơ quan nội tạng thì người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt, thở khò khè, ho, đau bụng, mệt mỏi.

  • Phát ban da, gây ngứa như mề đay.

  • Viêm phổi, gan to hoặc lách to.

Nếu giun tấn công vào mắt thường chỉ ảnh hưởng đến một bên gây ra các tình trạng như đau, đỏ mắt, tổn thương võng mạc, sẹo và giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

3. Thực phẩm cần kiêng khi nhiễm giun đũa chó

Bị sán chó kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh giun đũa chó. Để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng hoặc gây khó khăn cho quá trình hồi phục, bạn cần kiêng những loại thực phẩm dưới đây:

3.1 Rau sống chưa rửa sạch kỹ

Các loại rau như xà lách, rau thơm, hành lá chứa nguy cơ ký sinh trùng cao nếu không được rửa kỹ và ngâm nước muối. Đặc biệt ngay cả rau tự trồng cũng có thể nhiễm giun đũa chó từ phân vật nuôi.

3.2 Các món tái sống từ động vật

Các món như phở bò tái, gỏi thịt tái, gỏi cá sống hay thịt nhúng mẻ thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán cao. Nếu khi ăn chỉ nhúng qua nước sôi thì không đủ tiêu diệt ký sinh trùng. Điều này do quy trình giết mổ và bảo quản không đảm bảo vệ sinh khiến thịt dễ bị ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập.

Ăn các món tái sống từ động vật dễ bị ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập

3.3 Thực phẩm dễ lây nhiễm khác

Bên cạnh việc tìm hiểu các thực phẩm cần kiêng khi nhiễm giun đũa chó thì bạn cũng cần lưu ý hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm dễ lây nhiễm các loại giun sán khác như thịt trâu tái, bò tái, heo tái,...

4. Chế độ ăn uống giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bên cạnh việc tìm hiểu bị sán chó kiêng ăn gì, bạn vẫn nên chủ động tăng cường sức khỏe ngay cả lúc chưa nhiễm bệnh. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng bạn nên áp dụng để củng cố sức khỏe toàn diện:

4.1 Thực phẩm giàu protein chín kỹ

Tất cả các loại thực phẩm giàu protein dưới đây đều nên được chế biến chín kỹ để đảm bảo an toàn và giữ được giá trị dinh dưỡng:

  • Thực phẩm từ động vật: Trứng, ức gà, phô mai, thịt bò nạc, tôm, cá hồi, cá thu, cá mòi. 

  • Thực phẩm từ thực vật: Hạnh nhân, yến mạch, bông cải xanh, diêm mạch, đậu lăng, đậu đỏ, đậu phộng, hạt óc chó, hạt chia, măng tây, khoai lang, bắp và nấm.

4.2 Trái cây và rau củ giàu vitamin C và A

Vitamin A và C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và có thể được bổ sung qua các nguồn sau:

  • Vitamin A: Có thể bổ sung qua rau xanh, rau củ vàng như cà rốt và bí đỏ.
  • Vitamin C: Các loại trái cây và rau củ như cam, chanh, bưởi, kiwi, xoài, ổi, cà chua, rau chân vịt và súp lơ.

Kiwi chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng

4.3 Chế độ nước và chất xơ

  • Chất xơ từ thực phẩm: Trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

  • Thực phẩm giàu prebiotic: Rau xanh, đậu, yến mạch là nguồn cung cấp prebiotic, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.

  • Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe toàn diện và đảm bảo chức năng tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

5. Các lưu ý về vệ sinh và phòng tránh lây nhiễm sán chó

Để bảo vệ sức khỏe và tránh nguy cơ mắc bệnh sán chó thì bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tái sống hoặc không đảm bảo vệ sinh.
  • Rửa tay sạch sẽ: Vệ sinh tay kỹ sau khi tiếp xúc với chó, mèo hoặc các vật nuôi khác.
  • Xổ giun và khám định kỳ cho vật nuôi: Đưa chó, mèo đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện xổ giun theo khuyến nghị của bác sĩ thú y.
  • Xử lý triệt để khi phát hiện vật nuôi bị nhiễm sán: Đảm bảo điều trị kịp thời để tránh lây lan mầm bệnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Dọn dẹp khu vực xung quanh nhà thường xuyên, đặc biệt là nơi ở của vật nuôi, để hạn chế sự phát tán của trứng sán.

Rửa tay thường xuyên để tránh giun sán

Bị sán chó không chỉ cần điều trị theo chỉ dẫn y tế mà còn phải chú trọng đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng. Việc biết được bị sán chó kiêng ăn gì và cách tuân thủ các lưu ý sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe nhanh chóng. AIA Việt Nam hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại thông tin hữu ích để giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

NGUỒN THAM KHẢO:

  1. https://tamanhhospital.vn/benh-giun-dua-cho/

  2. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-giun-dua-cho-nen-kieng-an-gi-64342.html

  3. https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/benh-san-cho-co-lay-khong-lay-qua-duong-nao-1494458

  4. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/huong-dan-chon-thuc-pham-tang-cuong-he-mien-dich

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ